Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Trả nợ 12 tỷ USD, Chính phủ tính vay thêm 20 tỷ

  

(Tài chính) - Chính phủ dự kiến vay thêm 20 tỷ USD để trả nợ và chi tiêu, trong đó 15 tỷ USD sẽ vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC…

Theo phương án vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt, dự kiến dành 273.300 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD) để trả nợ năm nay.
Tra no 12 ty USD,  Chinh phu tinh vay them 20 ty
Ảnh minh họa
Các khoản nợ phải trả bao gồm: trả trực tiếp đã bố trí trong dự toán ngân sách năm (154.000 tỷ đồng), trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại (24.000 tỷ), đảo nợ (95.000 tỷ).
Cũng trong năm nay, Chính phủ có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD.
Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng…
Về nguồn huy động vốn, dự kiến khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC là 336.000 tỷ đồng (khoảng 15 tỷ USD).
Vay nước ngoài từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi 99.000 tỷ đồng, trong đó, 43.000 tỷ đồng cho vay lại và 56.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân sách.
Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: Phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế.
Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 396.200 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 321.200 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2015 (không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 10%).
Chi ngân sách nhà nước 5 tháng đạt 466.300 tỷ đồng, tăng thêm 4,7% so cùng kỳ năm 2015. Như vậy trong 5 tháng đầu năm, ngân sách đã bội chi hơn 70.000 tỷ đồng.

Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu ngân sách ở Việt Nam. Tình trạng này thể hiện rõ nét ở cấp ngân sách địa phương - nơi được phân cấp một nửa ngân sách quốc gia - nhưng tính kỷ cương, kỷ luật tài khóa hết sức lỏng lẻo và có nhiều bất cập.
Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro” - TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.

Thái An (tổng hợp)
Theo báo Đất Việt

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Vụ cá chết: Nhận định của 3 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết ở bờ biển miền Trung, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.
Vu ca chet: Nhan dinh cua 3 nha khoa hoc Viet Nam o nuoc ngoai - Anh 1
Vụ cá chết: Nhận định của 3 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài
Bài viết dưới đây có tựa đề gốc: "Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài", Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng tải lại để độc giả cùng theo dõi. Đồng tác giả:
* ThS. Trần Thị Thanh Thỏa (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)
* Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)
* GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

NGHE TIN BẦU ĐỨC CHUYỂN TỪ NGHỀ NUÔI BÒ THỊT SANG VẮT SỮA BÒ.


Theo số liệu trong báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV/2015 của HAG thì tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến trên 32.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỷ đồng – hầu hết đến từ các ngân hàng thương mại với những nhà tài trợ vốn chủ yếu là BIDV, VPBank, Eximbank, Sacombank, HDBank, ACB…
Với việc dư nợ của các thành viên trong hệ thống đang “tụ” khá lớn ở HAG – ngang tổng tài sản của một ngân hàng thương mại cỡ nhỏ - thì rõ ràng an toàn hệ thống sẽ phải đối mặt với không ít những nguy cơ, nếu tình hình ở “siêu con nợ” này diễn biến theo chiều hướng xấu.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Mười năm qua gió thổi đồi tây...

Năm 2016 là năm đặc biệt với tôi vì nó đánh dấu 10 năm tôi trở về Việt Nam sau hơn mười mấy năm sống ở nước ngoài và cũng là năm tôi qua tuổi 40, tuổi không còn trẻ nữa. Bài viết này là quan sát rất cá nhân của tôi, (và không có tính khoa học) về Việt Nam trong 10 năm qua dưới con mắt của một người trở về, từ dân nghiên cứu chuyển sang làm kinh doanh, nhân dịp sau đại hội Đảng và kết thúc một nhiệm kỳ của chính phủ.
Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau: 1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm); 2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm; 3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà. 4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam; 5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa.

Cuộc gặp Victoria Kwakwa - Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa gì?

Ngay sau khi trở thành tân thủ tướng, vào ngày 9/4/2016 ông Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc tiếp xúc đáng chú ý với bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/media/k2/items/src/2926/0fbc6330b207bca0f62d955c68f26df6.jpg
  Cuộc gặp Victoria Kwakwa - Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung đáng quan tâm nhất trong cuộc gặp trên không phải là những câu xã giao tràng giang của Thủ tướng Phúc, mà lại từ chính WB. Victoria Kwakwa nêu ra 3 khuyến nghị của WB đối với Chính phủ Việt Nam: Ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường năng lực của Chính phủ và phòng chống tham nhũng.

LÃI DỰ THU LÀ GÌ? LÃI DỰ THU LÊN QUAN ĐẾN NỢ XẤU. LÃI DỰ THU TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.


Các khoản lãi và phí phải thu trên thực tế là lãi dự thu (dự kiến thu được trong tương lai).
Thí dụ một ngân hàng cho một khách hàng vay 100 tỉ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Khi đáo hạn, cả gốc và lãi khách hàng phải trả 110 tỉ đồng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khoản nợ trên đã không được trả đúng hạn và nó trở thành nợ quá hạn.Trong khi chưa thu hồi được nợ gốc (100 tỉ đồng), một số ngân hàng hạch toán phần lãi vào lãi dự thu (10 tỉ đồng).
Điều gì đã xảy ra trên thực tế? Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23-4-2012 về phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại, cho phép các ngân hàng cho vay mới để trả nợ cũ, nói nôm na là đảo nợ. Ngay cả khi thời hạn cho phép đảo nợ kết thúc, tại không ít ngân hàng, đảo nợ vẫn diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Trở lại với khoản vay 100 tỉ đồng, do khách hàng không có khả năng trả gốc và lãi, ngân hàng cho vay mới 110 tỉ đồng để trả gốc cộng lãi . Để đảo sang nợ mới, thay bằng cho vay 100 tỉ đồng, ngân hàng phải cho vay 110 tỉ đồng. Trên báo cáo tài chính, khoản lãi dự thu 10 tỉ đồng biến mất, trở về bằng 0, còn tăng trưởng tín dụng sẽ phải “nhảy” lên bởi giờ đây khoản nợ mới tăng thêm 10 tỉ đồng.
Chưa có bất cứ số liệu bóc tách nào cho thấy trong mức tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành 17,3% năm 2015 con số tuyệt đối cho vay để xử lý lãi dự thu là bao nhiêu.
TÍN DỤNG TĂNG TRƯỞNG CAO CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG MỘT PHẦN DO NGHIỆP VỤ ĐẢO NỢ NÓ LÀM CHO NỢ XẤU GIẢM XUỐNG , NHƯNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TĂNG THÊM.(VÌ PHẦN LÃI DỰ THU CHUYỂN SANG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG).

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

NẾU KHÔNG CÓ RƯỢU MỚI

Facebook Trương Huy San
14-4-16

NẾU KHÔNG CÓ RƯỢU MỚI
Huy Đức
Con số cơ cấu 35-40% đại biểu chuyên trách trong Quốc hội khóa tới là một bước đi đúng. Nhưng việc những người như Nguyễn Quang A,... Nguyễn Cảnh Bình... bị loại bỏ bằng những công cụ hết sức võ biền cho thấy Đảng vẫn chỉ muốn, ngay cả những người tự ứng cử, cũng phải chắc chắn là người của họ.
Cho dù cách hành xử đó là "truyền thống" hay chỉ từ các mệnh lệnh địa phương, để hệ thống ứng xử như vậy, cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chưa chuẩn bị tâm thế và chưa có bước đi quan trọng nào được coi là cải cách.Khi ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại bỏ, số người vui chẳng nhiều hơn bao nhiêu số người bị hụt hẫng. Không ai nghĩ Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo anh minh nhưng nhiều người hy vọng nếu ông Dũng toàn quyền, ông sẽ giải tán hoặc làm cho Đảng này sụp đổ.
Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào cho thấy ông Dũng sẽ làm điều đó ngoài những bài viết vu vơ trên những trang mạng nặc danh.
Chỉ vì quá chán ngán cái thể chế đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc này suốt hơn 70 năm người ta sẵn sàng đặt niềm tin vào một con người đang trục lợi nhiều nhất từ thể chế cả về châu báu và chức tước.

Xử lý nợ xấu kiểu Trung Quốc: Ngân hàng bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm?

Theo nguồn tin của tờ Caixin, chính phủ Trung Quốc có thể thông qua kế hoạch cho các ngân hàng đổi nợ xấu thành cổ phần của chính công ty vay nợ.
Đề xuất hoán đổi nợ xấu này đã được đệ trình từ ngày 25/3/2016 nhưng chưa được chính thức thông qua.
Chương trình này vốn được soạn thảo dựa trên một kế hoạch khá tương tự vào khoảng năm 1994-2004 khi Trung Quốc mua lại nợ xấu của các ngân hàng đồng thời chuyển đổi 405 tỷ Nhân dân tệ nợ xấu quá hạn cho các doanh nghiệp thành cổ phần.
Nhiều khả năng chính quyền Bắc Kinh sẽ cho phép chuyển đổi khoảng 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (155 tỷ USD) nợ xấu thành cổ phần trong đợt đầu và sẽ cần tiêu tốn khoảng 3 năm để tất cả các khoản nợ xấu hiện nay được giải quyết.
Tờ Caixin đưa tin rằng một số ngân hàng lớn, hầu hết là ngân hàng quốc doanh như CDB, BoC, ICBC, CMB sẽ được chọn để thực hiện thí điểm chương trình chuyển đổi trên. Trong khi đó, nhiều khả năng các ngân hàng nhỏ sẽ không được tham gia do không đủ khả năng kiểm soát biến động giá trị tài sản.
Nếu thông tin trên là chính xác, động thái này của chính phủ Trung Quốc được cho là sẽ làm giảm 1 điểm phần trăm tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng và nâng mức lợi nhuận ròng bình quân của ngành này lên thêm 4%.
Trong tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố kế hoạch đổi nợ lấy cổ phần sẽ làm giảm tỷ lệ nợ trong các tổ chức và doanh nghiệp, đồng thời hạ tỷ lệ rủi ro trong hệ thống tài chính quốc gia.
Hãng Huatai Securities nhận định có thể tiến trình chuyển đổi nợ xấu thành cổ phần này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn dự kiến trước tình hình nghiêm trọng của nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính nước này.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LIỆU CÓ VỠ NỢ CÔNG?

.

Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN đạt 4.192.900 tỉ đồng khoảng (200 tỷ đô la) , tỷ lệ nợ công 63,8% GDP tương đương 2.675.070 tỉ đồng (khoảng 120 tỉ USD). Chia trung bình 90 triệu dân, mỗi người Việt đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng. Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay.
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra dự báo nợ công 2016 của VN sẽ tăng ở mức 63,8% GDP, 
Nợ công lên đến 64,4% vào năm 2017 
Nợ công lên đến 64,7% vào 2018. Với mức trần nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh 'đụng trần' nợ công của VN sẽ diễn ra trong tương lai gần.
Theo các chuyên gia nợ công Việt Nam đã lên đến 100% GDP, có chuyên gia nợ công Việt Nam đã lên đến 162% GDP.
Bội chi ngân sách ở Việt Nam chiếm khoảng 5% GDP tức (khoảng 10 tỷ đô la). Năm 2015 bội chi ngân sách chiếm khoảng 6,7% GDP.
Báo cáo tháng 12/2015 của Global Financial Integrity (GFI) có tên Luồng tài chính phi pháp từ các quốc gia đang phát triển: 2004-2013 cũng thống kê được tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2013, có tổng cộng 92,935 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Vào thời điểm 2013, lượng tiền chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài lên tới 17,837 tỷ USD.
Tính trung bình trong giai đoạn 2004-2013, mỗi năm Việt Nam thất thoát ra nước ngoài 9,2935 tỷ USD, tương đương với hơn 200 ngàn tỷ đồng. Con số này tăng gần 4 lần kể từ năm 2004 (4,034 tỷ USD) đến năm 2013 (17,837 tỷ USD).
Nhìn vào con số chia trung bình giữa bội chi ngân sách ở Việt Nam là 5%( khoảng 10 tỷ đô la) và Việt Nam thất thoát ra nước ngoài 9,2935 tỷ USD. Hai con số xấp sỉ bằng nhau.
GIẬT MÌNH KHI SÁNG NAY ĐỌC ĐƯỢC TIN NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC MANG TIỀN USD SANG GỬI NƯỚC NGOÀI 7,5 TỶ ĐÔ LA.
Tại sao các ngân hàng mang nhiều tiền USD( 7,5 tỷ đô la) ra nước ngoài gửi , họ không tin tưởng vào hệ thông ngân hàng trong nước sao?
Giới tư bản đỏ ở Việt Nam đang chạy ra nước ngoài gần 10 tỷ đô la Mỹ (Chỉ cần đâu tư vào Mỹ 500.000 USD được nhận thẻ xanh).
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ thế giới sang thăm Việt Nam đầu năm IMF đầu năm 20 16 . Quỹ tiền tệ thế giới IMF được mệnh danh là chim ăn xác thối , đối tượng quan tâm IMF nước nào sắp vỡ nợ. Họ đã ngửi thấy mùi vợ nợ công ở Việt Nam.
Nhìn vào các con số by kịch của nên kinh tế Việt Nam xắp xẩy ra đó là vỡ nợ công.
Nhóm BDX

Nợ công: 29 triệu đồng/người



Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra dự báo nợ công 2016 của VN sẽ tăng ở mức 63,8% GDP, lên 64,4% vào năm tới và lên 64,7% vào 2018. Với mức trần nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh 'đụng trần' nợ công của VN sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN đạt 4.192.900 tỉ đồng, tỷ lệ nợ công 63,8% GDP tương đương 2.675.070 tỉ đồng (khoảng 120 tỉ USD). Chia trung bình 90 triệu dân, mỗi người Việt đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng. Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay.