Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

QUY LUẬT ĂN CHIA TRONG CÁC DỰ ÁN THEO BLOG TIẾN SỸ ALAN


Quy luật ăn chia bất thành văn chia bất di bất dịch là 100%-30%-30%+25%.

Nhưng riêng với ông bạn vàng Trung Quốc thì tỷ lệ 100%-30%-30%+50 %.

Chúng ta áp dụng công thức tính của TS Alan vào công trình cụ thể. Ví dụ như công trình tượng đài 1.400 tỷ ở Sơn La .

Chính phủ giữ 30% giá trị công trình khi duyệt và giao công trình tức 420 tỷ.

Về đến tỉnh Sơn La chỉ còn 1400_ 420 = 980 tỷ. họ lại cắt lại cho tỉnh 30% tức 420 tỷ.

Sau đó tỉnh Sơn La giao cho các công ty và nhận thầu theo giá (khoảng 40% giá thật của công trình khoảng 560 tỷ ).

Các công ty vừa xây vừa chây ỳ và đòi tăng “chi phí phát sinh” khoảng 50%…Tỉnh Sơn La đồng ý tăng 1400 * 50% = 700tỷ.

Sau đó tỉnh Sơn La ăn chia ( 50% :2 ) với các công ty nhận thầu 700 tỷ ( 700:2= 350 tỷ).

Nếu họ chia 3 thì 700 : 3 = 233,3 tỷ (chính phủ, tỉnh Sơn La, công ty xây dựng )

Vậy giá trị thực tế của công trình tượng đài ở Sơn La là : 1400 + 700=2.100 tỷ.
Theo BLOG TS Alan Phạm

Chính phủ đã phải “cắp rổ” đi vay cả trong ngoài nước 116.000 tỷ đồng.

Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, Chính phủ đã phải “cắp rổ” đi vay cả trong ngoài nước 116.000 tỷ đồng.
Cụ thể, Bộ Tài Chính lên kế hoạch quý I/2016 phải vay thêm 25.000-30.000 tỷ từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay khoảng 10.000 tỷ đồng vốn ngoài nước; phát hành khoảng 76.000-81.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ.
Như vậy, tổng số tiền vay mượn trong quý I lên tới 116 nghìn tỷ đồng, mục đích chính là để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển, chẳng hạn khoảng 50.800 tỷ đồng sẽ để bù đắp bội chi năm 2016; đảo nợ năm 2016 khoảng 23.200 tỷ đồng,...
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, đang tiến sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài là 43,1% GDP.
Thẩm tra tình hình thu chi ngân sách 2015, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng: Các chỉ số tổng dư nợ công, dư nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép, song dư nợ Chính phủ đã vượt trần là 50,3% GDP và có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công cần được Chính phủ phân tích và làm rõ để có biện pháp tăng cường quản lý.
Theo đó, các khoản phải trả nợ và đảo nợ chiếm hơn 24% trên tổng chi ngân sách, riêng trả nợ là 14,7% tức là tương đương trên 150 nghìn tỷ đồng. Còn lại khoản đảo nợ là 95.000 tỷ đồng.
Việc chi thường xuyên tăng nhanh; một số khoản chi chưa được quản lý chặt chẽ thì nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; nợ Chính phủ đã vượt giới hạn quy định (50,3% GDP so với quy định là không quá 50%); sử dụng vốn vay ở một số dự án kém hiệu quả và còn thất thoát, lãng phí. Thành viên Chính phủ cũng xác nhận rằng thu hiện nay không đủ bù chi thường xuyên và trả nợ. Nợ Chính phủ vượt trần, thu không đủ chi thường xuyên và trả nợ.
Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro” - TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY NÊN VỠ QUỸ BHXH.

 


11196226_450272721788724_4852816794939234224_nTrên thế giới quĩ BHXH được quản lý một cách nghiêm túc. Quĩ này hoàn toàn độc lập với các công ty và cảnhà nước. Các quĩ BHXH và hưu bổng không được quyền chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh mà chúng chỉ được mua công trái và trái phiếu có thời hạn nhất định của một số công ty có uy tín để tăng tiền lãi mà thôi. Điều này có nghĩa là các quĩ BHXH phải đảm bảo an toàn 100%, chúng không có quyền mạo hiểm và thất thoát.
Luật sửa đổi BHXH theo điều 94. 1.Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 2. Cho Ngân sách Nhà nước vay; 3. Cho ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay; 4. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia; 5. Ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư; các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cứ “cho qua” quy định này và trình Quốc hội thông qua thì sớm muộn Quỹ BHXH cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị vỡ. BHXH không phải là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các định chế tài chính khác, nên theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, nếu cho phép thực hiện ủy thác đầu tư thì vô cùng nguy hiểm. Tiền của Quỹ là tiền của người dân đóng góp vào khi còn đi làm và sẽ được hưởng khi hết tuổi lao động, là nguồn tài chính vô cùng quan trọng để thực hiện chính sách an sinh xã hội cho những người hết tuổi lao động, nếu đầu tư tràn lan dẫn đến mất vốn thì vô cùng nguy hiểm. Nếu theo điều 94 sửa đổi .Cho phép đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia thì Quỹ BHXH có thể đầu tư vào đường cao tốc, các dự án có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên, đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân… Đầu tư như vậy thì chết rồi!”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lo lắng.
Theo TS Bùi Sĩ Lợi BHXH cơ cấu đầu tư của BHXH 73,14% cho trái phiếu chính phủ và 24,72% cho ngân hàng.

Ngân sách không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp nơi


Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, Chính phủ đã phải “cắp rổ” đi vay cả trong ngoài nước 116.000 tỷ đồng.
Rất có thể, thuế nội địa sẽ tăng để bù đắp cho khoản vay này.

Đầu năm đã “cắp rổ” đi vay

Nhận định bổ sung về tình hình kinh tế năm 2015 và định hướng 2016, trong một báo cáo gửi mới nhất gửi đến các đại biểu Quốc hội, Chính phủ không giấu diếm nỗi lo về thu chi ngân sách.
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”.
Năm 2015, bất chấp giá dầu thô giảm mạnh (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng), thu ngân sách nhà nước cả năm vẫn cán đích ngoạn mục khi vượt chỉ tiêu tới gần 86.000 tỷ đồng so với kế hoạch. Thu nhiều, nhưng chi lại không ngừng tăng lên. Tổng chi ngân sách nhà nước lên tới hơn 1,2 triệu đồng đã khiến bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 lên tới 256 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội.
Ngan sach khong du tieu, Chinh phu vay no khap noi hinh anh
Kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, sát trần QH cho phép 
Tình hình này không có dấu hiệu đổi chiều trong hai tháng đầu năm nay, khi chi vẫn nhiều hơn thu 25.000 tỷ đồng.

Ba tháng mất một tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?



(Theo Thông Luận)
1“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
Ông Nguyễn Anh Dương, chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam (CIEM) cho biết trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm 2013 (22/11/2013)  rằng cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla) (tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581607/cu-moi-ba-thang-viet-nam-tra-no-1-ti-usd) .

2Đấy là hồi cuối năm ngoái, khi mọi chuyện vẫn “bình thường” nhất là quan hệ với Trung Quốc vẫn “tốt đẹp”. Sau sự kiện Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 đặt sâu vào trong lãnh hải Việt Nam khiến quan hệ hai nước nổi sóng, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động gây chết người Trung Quốc tại Vũng Áng thì sự trả đũa và trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam không biết diễn biến thế nào mà mới đây, ngày 7/8/2014 trong Hội nghị toàn quốc ngành kế hoạch và đầu tư tại Đà Nẵng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải thốt lên “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ…”.

Nợ công sẽ phải trả sớm hơn với lãi suất cao hơn

  


Một trong những điều khoản khi Việt Nam không còn được vay theo điều kiện ODA vào năm 2017 là các khoản vay hiện nay sẽ phải rút ngắn thời gian trả nợ hoặc chịu trả mức lãi suất cao hơn so với cam kết trước đây.
Đó là thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính quốc tế (Bộ Tài chính) đưa ra tại buổi Họp báo chuyên đề về chính sách cho vay lại vốn ODA sáng ngày 22/3 tại Hà Nội.
Theo đó, từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Do đó, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt.
Dẫn chứng là giai đoạn trước 2010, thời hạn vay bình quân khoảng 30 – 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7 – 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn.
Nhưng giai đoạn 2011 – 2015 thì thời gian vay bình quân chỉ còn từ 10 – 20 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ chuyển từ vốn vay ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.
“Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% – 3,5%” – ông Long thông tin.
Đại diện của Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, khoản vay có thời gian dài nhất hiện nay của Việt Nam là đến năm 2055. Với yêu cầu đặt ra khi kết thúc IDA là phải trả nợ nhanh thì, bình quân thời gian vay nợ là 12,5 năm cho các khoản nợ công.

Mùa đảo chính đã bắt đầu Vũ Thạch

( Theo fb Thạch Vũ).
Như nhiều nhà bình luận tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu. Tuy vậy, người ta vẫn phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có hàng mấy chục năm nay và bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ.
Để lột sạch quyền lực của đối phương, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối, dưới tấm vải che đậy của cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh hiện đại. Đó là, chỉ trong khóa họp cuối cùng kéo dài 19 ngày hiện nay, Quốc Hội Khóa 13 (QH13), sẽ phải làm nguyên tiến trình sau đây:
1. Việc đầu tiên là thay ngay chủ tịch QH13 cũ Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch QH13 mới Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý do thay chủ tịch QH khá khó hiểu. Chẳng lẽ chỉ bà Ngân mới làm theo lệnh phe cánh ông Trọng còn ông Hùng thì không?
2. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, rồi bảo họ bầu chủ tịch nước mới Trần Đại Quang.
3. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
4. Kế đến chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đề cử thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc để QH 13 của bà Ngân bỏ phiếu chấp thuận.