(Tài chính) - Chính phủ dự kiến vay thêm 20 tỷ USD để trả nợ và chi tiêu, trong đó 15 tỷ USD sẽ vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC…
Theo phương án vay, trả nợ của
Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
phê duyệt, dự kiến dành 273.300 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD) để
trả nợ năm nay.
Ảnh minh họa |
Các
khoản nợ phải trả bao gồm: trả trực tiếp đã bố trí trong dự toán ngân
sách năm (154.000 tỷ đồng), trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho
vay lại (24.000 tỷ), đảo nợ (95.000 tỷ).
Cũng trong năm nay, Chính phủ có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD.
Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng…
Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng…
Về nguồn huy động vốn, dự kiến
khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, vay từ
Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC là 336.000 tỷ đồng (khoảng 15 tỷ USD).
Vay
nước ngoài từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi 99.000 tỷ đồng, trong đó,
43.000 tỷ đồng cho vay lại và 56.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân
sách.
Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính theo dõi,
xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực
hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: Phát
hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế.
Theo
Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước
đạt 396.200 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 321.200 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2015 (không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 10%).
Chi
ngân sách nhà nước 5 tháng đạt 466.300 tỷ đồng, tăng thêm 4,7% so cùng
kỳ năm 2015. Như vậy trong 5 tháng đầu năm, ngân sách đã bội chi hơn
70.000 tỷ đồng.
Theo
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đang
có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu ngân sách ở Việt Nam.
Tình trạng này thể hiện rõ nét ở cấp ngân sách địa phương - nơi được
phân cấp một nửa ngân sách quốc gia - nhưng tính kỷ cương, kỷ luật tài
khóa hết sức lỏng lẻo và có nhiều bất cập.
Xét theo
cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân
sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi
trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như
vậy là hết sức rủi ro” - TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.
Thái An (tổng hợp)
Theo báo Đất Việt