1)Việt nam đang có 2 nhà máy lọc dầu đang hoạt động.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất có vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/ một năm, và đang mở rộng năm 2015 lên 10 triệu tấn dầu thô/ một năm.
Một nhà máy có quy mô nhỏ có tên Cát Lái ở TPHCM đang hoặt động.
2)Việt nam đang có 6 nhà máy lọc dầu đang xây dựng.
Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) với vốn đầu tư 9 tỉ đô la Mỹ, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm;
Dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) vốn đầu tư 3,2 tỉ đô la Mỹ, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm;
Dự án Nam Vân Phong (Khánh Hòa) vốn đầu tư 8 tỉ đô la Mỹ, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm;
Dự án Nhơn Hội (Victory, Bình Định) vốn đầu tư 22 tỉ đô la Mỹ, công suất 20 triệu tấn dầu thô/năm;
Dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỉ đô la Mỹ, công suất 2,7 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án tại Cần Thơ có vốn đầu tư 538 triệu đô la Mỹ, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm.
Tổng số vốn của các dự án là: 5 +9 +3,2 +8 +22+ 4,5+0,538 = 52 tỷ đô la
Tổng số công suất tấn dầu thô cần để sản xuất 10 + 10 +8 +10 + 20 +2,7 +2 = 62,7 triệu tấn dầu thô ( có con số trên các báo vào khoảng 65 triệu tấn dầu thô)
Việt Nam khai thác một năm khoảng 15 triệu tấn dầu thô. Vây nếu các nhà máy này hoạt động hết công suất chúng ta nhập khẩu khoảng 50 triệu tấn dầu thô.
Giữa năm 2015, báo cáo gửi Chính phủ của PVN cho thấy, trong giai đoạn từ 2010 - 2014, nếu không có những ưu đãi lớn của nhà nước ưu đãi thuế nhập khẩu, dự án này phải lỗ đến 27.600 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ USD). Trung bình, mỗi năm lỗ ít nhất 3.100 tỉ đồng.
Dung Quất đã được hưởng ưu đãi thì các dự án sau đó cũng muốn được những quyền lợi tương tự.
Một nhà máy Dung Quất có công suất là 6,5 triệu tấn tấn lỗ một năm 3.100 tỷ đồng , vậy nếu 8 nhà máy hoạt động có công suất 65 triệu tấn dầu thô một năm ta lỗ là là 3.100 .10 = 31.000 tỷ đồng khoảng 1,4 tỷ đô la.
3)Vấn đề đặt ra nhà nước tài trợ cho các nhà máy lọc dầu chính là thuế nhập khẩu của người mua xăng dầu .
Biểu thuế nhập MFN là 20% nhà máy lọc dầu được dữ lại 7% còn nộp thế là 13%.(Quyết định 925 cho phép, lọc dầu Dung Quất được giữ lại mức giá trị bằng 7% thuế nhập khẩu trên giá bán tại nhà máy đối với các mặt hàng xăng dầu. Nếu thuế nhập khẩu được ban hành cao hơn 7% thì phần chênh lệch cao hơn này được nộp về ngân sách, nếu thấp hơn 7% thì Nhà nước, thông qua Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) để bù giá cho nhà máy này.)
Thuế nhập khẩu dùng tính giá cơ sở xăng dầu là mức thuế bình quân của các loại thuế nhập khẩu .Thuế tính giá cơ sở xăng dầu sẽ giảm còn 18,08% . Vậy nhà mây lọc đầu theo lý thuyết vẫn được dữ lại 7% họ chỉ nộp có 11,08%. Nếu thuế nhập khẩu theo cam kết Hiệp định thương mại (FTA) khu vực ASEAN và Việt Nam là 10 % , các công ty dữ lại 7% nộp cho nhà nước là 3%.
Vậy nếu tính thuế nhập khẩu theo FTA là 10 % thì người dân được lợi giá xăng giảm, nhà nước thất thu thuế do thế nhập khẩu giảm đến 10% cho nên nhà nước họ tính thuế bình quân là 18,8% giảm 1,2%.
Vậy thuế nhập khẩu thu được chênh lệch ở đầu bán lẻ xăng dầu là 11,8% được bù lỗ lại cho đầu vào sản xuất xăng dâu một năm là 1,4 tỷ đô la.
Một năm Việt Nam sản suất ra khoảng 15 triệu tấn dầu thô và nhập khẩu khoảng 50 triệu tấn dầu thô. Vậy người tiêu dùng Việt nam còng lưng đóng thuế bù cho 50 triệu tấn dầu thô cho thế giới và 15 triệu tấn dầu thô do Việt Nam sản xuất ra.
NGUỒN INTENET
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét