Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Tường thuật “ trận đấu” giữa CA Hà Nội và Nhà văn Phạm Thành.


Sau 3 lần CA Hà Nội gửi Giấy Triệu Tập, đến lần thứ 4, đúng hẹn, đúng 8h40 phút, ngày 04.04.2016, Nhà văn Phạm Thành cùng vợ có mặt ở số nhà 89 Trần Hưng Đạo Hà Nội là trụ sở của Cơ quan an ninh Thành phố Hà Nội. Ra tận cổng ‘đón’ nhà văn là một thiếu tá an ninh, điều tra viên Nguyễn Thế Thành. Khác với những lần triệu tập trong năm 2014 vợ nhà văn không được vào cùng, đành đứng ở bên đường trước cửa nhà 89 để đợi chồng.
Nhà văn cho biết: Tiếp nhà văn cũng là hai “người quen cũ”, đó là thiếu tá an ninh, điều tra viên Nguyễn Trung Nam (nay là trung tá) và đại úy an ninh Nguyễn Thế Thanh ( nay là thiếu tá). Một điều khác nữa, tại phòng làm việc có máy quay phim chụp hình, ghi tiếng toàn bộ cuộc làm việc và hai an ninh cho biết nó là bằng chứng để ghi nhận một cách trung thực cuộc làm việc này, một ứng dụng công nghệ hiện đại trong lấy lời khai của đương sự.
Hai bên ( nhà văn và an ninh) thống nhất: buổi làm việc có ghi biên bản theo biểu thức: an ninh hỏi và nhà văn trả lời. Trươc khi ký vào biên bản nhà văn sẽ đọc lại toàn bộ biên bản và đồng ý với biên bản thì mới ký vào biên bản. Hai bên thống nhất cách làm việc này.
Khác với các lần triệu tập trước, nội dung làm việc lần này không tập trung và xoay quanh chủ đề blog Bà Đầm xòe là của ai, nhà văn có phải là chủ các bài viết Bà Đầm Xòe, Phạm Thành, BĐX, Bà Đầm xòe- Phạm Thành hay không mà tập trung vào hỏi về tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa:
An ninh: Ông viết tiểu thuyết này khi nào, hoàn thành vào thời gian nào?
P.Thành: Tôi viết vào giữa năm 2012 đến cuối năm 2013 thì xong.


Anh ninh: Ông viết xong ông có gửi cho nhà xuất bản nào không?
P.Thành: Tôi có gửi cho Nhà Xuất bản Trẻ có văn phòng đại diện ở Đầm Trấu Hà Nội và Nhà Xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam nhưng cả hai không xuất bản.
Anh ninh: Ông gứi cho Hội Nhà văn dự thi tiểu thuyết Cò hồn Xã Nghĩa khi nào, ai nhận, có văn bản xác nhận gì không?
P.Thành: Tôi gửi dự thi đến Hội Nhà văn không nhớ là tháng nào nhưng chỉ cách hạn nộp cúi cùng độ hơn một tháng ( sau này Hội gia hạn thêm thời gian nộp tác phẩm dự thi), gồm 2 quyển, người nhận là chị Tuyên. Tôi không nhớ có biên nhận gì không?
An ninh: Ông in bao nhiêu cuốn, ở đâu?
P.Thành: Tôi in poto coppy khoảng hai mươi cuốn ( 20) bằng nhiều lần.
An ninh: Ông có nhớ ông tặng cho những ai? Mục đích để làm gì?
P.Thành: Tôi không nhớ hết đã tặng cho những ai. Chỉ nhớ là tặng cho Công an khu vực là ông Trịnh Văn Chiến, ông Nhà văn Nguyễn Đình Chính ( con ông Nguyễn Đình Thi), Trung tướng công an Trịnh Xuân Thu, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son tại một bữa ăn ở Thái Hà hay Thái Thịnh gì đó, nhưng không biết ông ta có cầm hay không? Tôi tặng họ chính là để nhờ họ đọc và góp ý cho tôi để tôi hoàn thiện tác phẩm.
An ninh: Những ai góp ý cho ông và góp ý những gì?
P.Thành. Tôi không nhớ cụ thể những ai,chỉ nhớ có nhà văn Nguyễn Đình Chính có góp ý, tựu chung lại là góp ý cho tôi về phương pháp sáng tác, cho rằng viết bị hài kịnh là một thể loại văn học khó viết bậc nhất, rất hiếm người viết mà thành công, nếu tôi sửa chữa thành công, rất có khả năng tác phẩm sẽ đạt giải Noben văn chương thế giới. Và hiện tại tác phẩm tôi đã sửa rất nhiều so với bản thảo ban đầu.
An ninh: Ông viết hẳn là có ý tưởng về chữ nghĩa của ông. Ông cho biết Cò hồn xã nghĩa, nghĩa là gì?
P.Thành: Tôi cũng không biết nó là gì?
Anh Ninh: Trong sách ông có viết ở trang mở đầu, từ trang 1 đến trang…, rằng: ( an ninh mở sách ra đọc một đoạn giải nghĩa về Cò hồn Xã nghĩa là thế nào), thì nó rõ ràng là ông ám chỉ xã hội?
P.Thành: Đấy là cách hiểu của ông. Tôi chỉ viết nó theo cảm hứng. Cảm hứng đến đâu tôi viết đến đó. Tôi cũng không biết ý nghĩa nó là thế nào?
Anh ninh: Ông miêu tả cái nhà mồ giống lăng Bác Hồ, và trong tác phẩm ông nói là Nước Mynga với vị trí địa lý: phía Bắc giáp nước Tàu, phía Tây giáp nước Vạn tượng và Chùa Tháp, Phía Đông giáp Biển Đông, vậy nó chả phải là nước Việt Nam? Trong tác phẩm ông dùng từ nước Myna?
P.Thành: Ở Việt Nam nhà nào chả ở vị trí đó. Làng tôi sinh ra và lớn lên có tên là thôn Mynga tôi thi vị nó lên thành nước, nó cũng có vị trí như vậy. Còn cái lăng thì tôi miêu tả theo những nhà mồ cổ ở nước Ai Cập.
An ninh: Ông Nguyễn Hoàng Đức là người giới thiệu tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa. Ông này ở đâu và như thế nào?
P.Thành: Ông Nguyễn Hoàng Đức là nhà triết học, nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học hàng đầu Việt Nam, hiện sống ở Hà Nội, phố Nguyễn Xiển.
Lúc này đã là 11h AM. Anh ninh chuyển sang hỏi nhà văn về Bolg, FB và những bài viết trên Blog, FB.
An ninh: Theo tin báo của Công ty truyền số liệu VNPT thì Blog Ba Đầm xòe là của ông, từ nhà ông post lên các bài ký tên Bà Đầm Xòe, Phạm Thành, Bà Đầm Xòe Phạm Thành, BĐX, ông cho biết ông xác nhận thế nào?
P.Thành: Tôi phản đối câu hỏi này. Căn cứ vào đâu để kết luận những thứ kia là của tôi?
An ninh: Chúng tôi có quyền đặt câu hỏi, ông có quyền trả lời.
P.Thành: Đồng ý. Tôi nói luôn với các ông là: Tôi không có blog, bleo, fb, fbeo nào khác. Tôi cũng chẳng viết bài nào trên mạng cả.
An ninh: ông nói ông không có fb, nhưng giấy Triệu tập chỉ mình ông có, fb mang tên Thành Phạm có ảnh ông lại có post ảnh giấy triệu tập lên, không ông thì là ai?
P.Thành: Tôi không biết.
Lúc này đã là hơn 11 h AM.
Biên bản được lập với 4 trang giữa nhà văn và an ninh.
An ninh đưa nhà văn đọc lại và ký vào các chỗ giáp lai của 4 trang trước khi nhà văn ký và ghi rõ họ tên Phạm Chí Thành vào chỗ ký ở cuối trang và trên đó, có câu “buổi làm việc diễn ra khách quan, trung thực, không ai ép cung ai”.
Anh ninh cũng yêu cầu nhà văn ký vào trang đầu và trang cuối cuốn tiểu thuyết nahf văn đã gửi dự thi tạị Hội Nhà văn và ông cảnh sát khu vực Trịnh Văn Chiến.
Tưởng làm việc với an ninh đến đây là kết thúc. Nhưng an ninh Nguyễn Thế Thanh vừa rời khỏi phòng trong khi tôi đọc và ký vào biên bản, nay bước vào phòng nói: Thủ trương Cơ quan an ninh yêu cầu tiếp tục làm việc với tôi về tiểu thuyết “Cò hồn Xã nghĩa” vào chiều nay (4.4)và họ đưa luôn cho nhà văn Giấy triệu tập lần 1 ( lần một mới). Nhà văn nói, không đồng ý tiếp tục làm việc với an ninh chiều nay và những ngay sau đó nữa.
Người tường thuật nhận định: Tại sao lần này An ninh lại tập trung hỏi nhiều, xoay quanh cuốn tiểu thuyết mà nhà văn chưa xuất bản mà lại không tập trung hỏi nhiều về Blog, FB và những bài viết ký tên Bà Đầm Xòe…? Vì rằng, hồ sơ về blog, FB và những bài báo, an ninh đã có văn bản thẩm định của bộ Thông Tin Truyền thông trả lời vào ngày 3 tháng 12 năm 2015 khảng định nó là của nhà văn Phạm Thành với cáo buộc phạm vào điều 88 hoặc 258 Bộ luật hình sự của Việt Nam. Nó là đây:
“Ngày 22/4/2015, Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định tại Bộ TT&TT đề nghị tiến hành giám định nội dung tài liệu, gồm: Cuốn sách “Cò hồn xã nghĩa” (Tiểu thuyết tập 1) của Phạm Thành, cùng 20 bài viết của tác giả có bút danh “Bà Đầm xòe - Phạm Thành”
Ngày 03/12/2015, Cơ quan điều tra nhận được kết luận giám định về những tài liệu đã gửi giám định nêu trên. Nội dung kết luận giám định nêu rõ: “Có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; có nội dung tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ các cá nhân, lãnh tụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức và có nội dung đưa ra cái nhìn bi quan, một chiều, gây hoang mang, lo lắng làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam…”.
Với hồ sơ này nhà văn Phạm Thành đã hoàn toàn đủ để bị An ninh bắt như bắt Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào… Vì vậy mà an ninh không giành nhiều thời gian vào loại hồ sơ này nữa mà an ninh quan tâm nhiều đến tiểu thuyết là an ninh muốn có thêm bằng chứng từ tiểu thuyết để kết thêm tội cho nhà văn Phạm Thành mà thôi.
Như vậy, rõ ràng nhà văn Phạm Thành hiện đang ở trong tình trạng nguy hiểm và có thể bị bắt bất kỳ lúc nào. Với tư cách là fan hâm mộ của nhà văn Phạm Thành, tôi kêu gọi các cá nhân, các tổ chức nhân quyền, các hội đoàn văn bút trong nước và quốc tế hãy lên tiếng bảo vệ nhà báo, nhà văn Phạm Thành trước khi bị nhà cầm quyền công sản Việt Nam áp luật rừng rú tống giam nhà báo, nhà văn Phạm Thành, một chiến sĩ thà chết cho tự do ở Việt Nam.
Tin mới nhận: Trong khi tôi đang viết dòng này thì nhà văn cho biết: 18h30 chiều nay, 4.4.2016 công an khu vực, đại diện ủy ban, tổ trưởng dân phố đã đem giấy triệu tập lần thứ 2 trong ngày đến nhà nhà văn. Nhưng nhà văn không nhận và nói nhà văn không có việc gì phải làm với an ninh nữa.
Le Nguyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét