Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Trả nợ 12 tỷ USD, Chính phủ tính vay thêm 20 tỷ

  

(Tài chính) - Chính phủ dự kiến vay thêm 20 tỷ USD để trả nợ và chi tiêu, trong đó 15 tỷ USD sẽ vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC…

Theo phương án vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt, dự kiến dành 273.300 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD) để trả nợ năm nay.
Tra no 12 ty USD,  Chinh phu tinh vay them 20 ty
Ảnh minh họa
Các khoản nợ phải trả bao gồm: trả trực tiếp đã bố trí trong dự toán ngân sách năm (154.000 tỷ đồng), trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại (24.000 tỷ), đảo nợ (95.000 tỷ).
Cũng trong năm nay, Chính phủ có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD.
Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng…
Về nguồn huy động vốn, dự kiến khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC là 336.000 tỷ đồng (khoảng 15 tỷ USD).
Vay nước ngoài từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi 99.000 tỷ đồng, trong đó, 43.000 tỷ đồng cho vay lại và 56.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân sách.
Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: Phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế.
Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 396.200 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 321.200 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2015 (không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 10%).
Chi ngân sách nhà nước 5 tháng đạt 466.300 tỷ đồng, tăng thêm 4,7% so cùng kỳ năm 2015. Như vậy trong 5 tháng đầu năm, ngân sách đã bội chi hơn 70.000 tỷ đồng.

Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu ngân sách ở Việt Nam. Tình trạng này thể hiện rõ nét ở cấp ngân sách địa phương - nơi được phân cấp một nửa ngân sách quốc gia - nhưng tính kỷ cương, kỷ luật tài khóa hết sức lỏng lẻo và có nhiều bất cập.
Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro” - TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.

Thái An (tổng hợp)
Theo báo Đất Việt

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Vụ cá chết: Nhận định của 3 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguyên nhân cá chết ở bờ biển miền Trung, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.
Vu ca chet: Nhan dinh cua 3 nha khoa hoc Viet Nam o nuoc ngoai - Anh 1
Vụ cá chết: Nhận định của 3 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài
Bài viết dưới đây có tựa đề gốc: "Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài", Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng tải lại để độc giả cùng theo dõi. Đồng tác giả:
* ThS. Trần Thị Thanh Thỏa (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)
* Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)
* GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

NGHE TIN BẦU ĐỨC CHUYỂN TỪ NGHỀ NUÔI BÒ THỊT SANG VẮT SỮA BÒ.


Theo số liệu trong báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV/2015 của HAG thì tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến trên 32.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỷ đồng – hầu hết đến từ các ngân hàng thương mại với những nhà tài trợ vốn chủ yếu là BIDV, VPBank, Eximbank, Sacombank, HDBank, ACB…
Với việc dư nợ của các thành viên trong hệ thống đang “tụ” khá lớn ở HAG – ngang tổng tài sản của một ngân hàng thương mại cỡ nhỏ - thì rõ ràng an toàn hệ thống sẽ phải đối mặt với không ít những nguy cơ, nếu tình hình ở “siêu con nợ” này diễn biến theo chiều hướng xấu.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Mười năm qua gió thổi đồi tây...

Năm 2016 là năm đặc biệt với tôi vì nó đánh dấu 10 năm tôi trở về Việt Nam sau hơn mười mấy năm sống ở nước ngoài và cũng là năm tôi qua tuổi 40, tuổi không còn trẻ nữa. Bài viết này là quan sát rất cá nhân của tôi, (và không có tính khoa học) về Việt Nam trong 10 năm qua dưới con mắt của một người trở về, từ dân nghiên cứu chuyển sang làm kinh doanh, nhân dịp sau đại hội Đảng và kết thúc một nhiệm kỳ của chính phủ.
Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau: 1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm); 2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm; 3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà. 4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam; 5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa.

Cuộc gặp Victoria Kwakwa - Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa gì?

Ngay sau khi trở thành tân thủ tướng, vào ngày 9/4/2016 ông Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc tiếp xúc đáng chú ý với bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/media/k2/items/src/2926/0fbc6330b207bca0f62d955c68f26df6.jpg
  Cuộc gặp Victoria Kwakwa - Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung đáng quan tâm nhất trong cuộc gặp trên không phải là những câu xã giao tràng giang của Thủ tướng Phúc, mà lại từ chính WB. Victoria Kwakwa nêu ra 3 khuyến nghị của WB đối với Chính phủ Việt Nam: Ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường năng lực của Chính phủ và phòng chống tham nhũng.

LÃI DỰ THU LÀ GÌ? LÃI DỰ THU LÊN QUAN ĐẾN NỢ XẤU. LÃI DỰ THU TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.


Các khoản lãi và phí phải thu trên thực tế là lãi dự thu (dự kiến thu được trong tương lai).
Thí dụ một ngân hàng cho một khách hàng vay 100 tỉ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Khi đáo hạn, cả gốc và lãi khách hàng phải trả 110 tỉ đồng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khoản nợ trên đã không được trả đúng hạn và nó trở thành nợ quá hạn.Trong khi chưa thu hồi được nợ gốc (100 tỉ đồng), một số ngân hàng hạch toán phần lãi vào lãi dự thu (10 tỉ đồng).
Điều gì đã xảy ra trên thực tế? Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23-4-2012 về phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại, cho phép các ngân hàng cho vay mới để trả nợ cũ, nói nôm na là đảo nợ. Ngay cả khi thời hạn cho phép đảo nợ kết thúc, tại không ít ngân hàng, đảo nợ vẫn diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Trở lại với khoản vay 100 tỉ đồng, do khách hàng không có khả năng trả gốc và lãi, ngân hàng cho vay mới 110 tỉ đồng để trả gốc cộng lãi . Để đảo sang nợ mới, thay bằng cho vay 100 tỉ đồng, ngân hàng phải cho vay 110 tỉ đồng. Trên báo cáo tài chính, khoản lãi dự thu 10 tỉ đồng biến mất, trở về bằng 0, còn tăng trưởng tín dụng sẽ phải “nhảy” lên bởi giờ đây khoản nợ mới tăng thêm 10 tỉ đồng.
Chưa có bất cứ số liệu bóc tách nào cho thấy trong mức tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành 17,3% năm 2015 con số tuyệt đối cho vay để xử lý lãi dự thu là bao nhiêu.
TÍN DỤNG TĂNG TRƯỞNG CAO CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG MỘT PHẦN DO NGHIỆP VỤ ĐẢO NỢ NÓ LÀM CHO NỢ XẤU GIẢM XUỐNG , NHƯNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TĂNG THÊM.(VÌ PHẦN LÃI DỰ THU CHUYỂN SANG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG).

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

NẾU KHÔNG CÓ RƯỢU MỚI

Facebook Trương Huy San
14-4-16

NẾU KHÔNG CÓ RƯỢU MỚI
Huy Đức
Con số cơ cấu 35-40% đại biểu chuyên trách trong Quốc hội khóa tới là một bước đi đúng. Nhưng việc những người như Nguyễn Quang A,... Nguyễn Cảnh Bình... bị loại bỏ bằng những công cụ hết sức võ biền cho thấy Đảng vẫn chỉ muốn, ngay cả những người tự ứng cử, cũng phải chắc chắn là người của họ.
Cho dù cách hành xử đó là "truyền thống" hay chỉ từ các mệnh lệnh địa phương, để hệ thống ứng xử như vậy, cho thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chưa chuẩn bị tâm thế và chưa có bước đi quan trọng nào được coi là cải cách.Khi ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại bỏ, số người vui chẳng nhiều hơn bao nhiêu số người bị hụt hẫng. Không ai nghĩ Nguyễn Tấn Dũng là một nhà lãnh đạo anh minh nhưng nhiều người hy vọng nếu ông Dũng toàn quyền, ông sẽ giải tán hoặc làm cho Đảng này sụp đổ.
Không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào cho thấy ông Dũng sẽ làm điều đó ngoài những bài viết vu vơ trên những trang mạng nặc danh.
Chỉ vì quá chán ngán cái thể chế đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc này suốt hơn 70 năm người ta sẵn sàng đặt niềm tin vào một con người đang trục lợi nhiều nhất từ thể chế cả về châu báu và chức tước.

Xử lý nợ xấu kiểu Trung Quốc: Ngân hàng bề ngoài cười nụ, bề trong khóc thầm?

Theo nguồn tin của tờ Caixin, chính phủ Trung Quốc có thể thông qua kế hoạch cho các ngân hàng đổi nợ xấu thành cổ phần của chính công ty vay nợ.
Đề xuất hoán đổi nợ xấu này đã được đệ trình từ ngày 25/3/2016 nhưng chưa được chính thức thông qua.
Chương trình này vốn được soạn thảo dựa trên một kế hoạch khá tương tự vào khoảng năm 1994-2004 khi Trung Quốc mua lại nợ xấu của các ngân hàng đồng thời chuyển đổi 405 tỷ Nhân dân tệ nợ xấu quá hạn cho các doanh nghiệp thành cổ phần.
Nhiều khả năng chính quyền Bắc Kinh sẽ cho phép chuyển đổi khoảng 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (155 tỷ USD) nợ xấu thành cổ phần trong đợt đầu và sẽ cần tiêu tốn khoảng 3 năm để tất cả các khoản nợ xấu hiện nay được giải quyết.
Tờ Caixin đưa tin rằng một số ngân hàng lớn, hầu hết là ngân hàng quốc doanh như CDB, BoC, ICBC, CMB sẽ được chọn để thực hiện thí điểm chương trình chuyển đổi trên. Trong khi đó, nhiều khả năng các ngân hàng nhỏ sẽ không được tham gia do không đủ khả năng kiểm soát biến động giá trị tài sản.
Nếu thông tin trên là chính xác, động thái này của chính phủ Trung Quốc được cho là sẽ làm giảm 1 điểm phần trăm tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng và nâng mức lợi nhuận ròng bình quân của ngành này lên thêm 4%.
Trong tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố kế hoạch đổi nợ lấy cổ phần sẽ làm giảm tỷ lệ nợ trong các tổ chức và doanh nghiệp, đồng thời hạ tỷ lệ rủi ro trong hệ thống tài chính quốc gia.
Hãng Huatai Securities nhận định có thể tiến trình chuyển đổi nợ xấu thành cổ phần này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn dự kiến trước tình hình nghiêm trọng của nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính nước này.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LIỆU CÓ VỠ NỢ CÔNG?

.

Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN đạt 4.192.900 tỉ đồng khoảng (200 tỷ đô la) , tỷ lệ nợ công 63,8% GDP tương đương 2.675.070 tỉ đồng (khoảng 120 tỉ USD). Chia trung bình 90 triệu dân, mỗi người Việt đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng. Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay.
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra dự báo nợ công 2016 của VN sẽ tăng ở mức 63,8% GDP, 
Nợ công lên đến 64,4% vào năm 2017 
Nợ công lên đến 64,7% vào 2018. Với mức trần nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh 'đụng trần' nợ công của VN sẽ diễn ra trong tương lai gần.
Theo các chuyên gia nợ công Việt Nam đã lên đến 100% GDP, có chuyên gia nợ công Việt Nam đã lên đến 162% GDP.
Bội chi ngân sách ở Việt Nam chiếm khoảng 5% GDP tức (khoảng 10 tỷ đô la). Năm 2015 bội chi ngân sách chiếm khoảng 6,7% GDP.
Báo cáo tháng 12/2015 của Global Financial Integrity (GFI) có tên Luồng tài chính phi pháp từ các quốc gia đang phát triển: 2004-2013 cũng thống kê được tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2013, có tổng cộng 92,935 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Vào thời điểm 2013, lượng tiền chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài lên tới 17,837 tỷ USD.
Tính trung bình trong giai đoạn 2004-2013, mỗi năm Việt Nam thất thoát ra nước ngoài 9,2935 tỷ USD, tương đương với hơn 200 ngàn tỷ đồng. Con số này tăng gần 4 lần kể từ năm 2004 (4,034 tỷ USD) đến năm 2013 (17,837 tỷ USD).
Nhìn vào con số chia trung bình giữa bội chi ngân sách ở Việt Nam là 5%( khoảng 10 tỷ đô la) và Việt Nam thất thoát ra nước ngoài 9,2935 tỷ USD. Hai con số xấp sỉ bằng nhau.
GIẬT MÌNH KHI SÁNG NAY ĐỌC ĐƯỢC TIN NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC MANG TIỀN USD SANG GỬI NƯỚC NGOÀI 7,5 TỶ ĐÔ LA.
Tại sao các ngân hàng mang nhiều tiền USD( 7,5 tỷ đô la) ra nước ngoài gửi , họ không tin tưởng vào hệ thông ngân hàng trong nước sao?
Giới tư bản đỏ ở Việt Nam đang chạy ra nước ngoài gần 10 tỷ đô la Mỹ (Chỉ cần đâu tư vào Mỹ 500.000 USD được nhận thẻ xanh).
Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ thế giới sang thăm Việt Nam đầu năm IMF đầu năm 20 16 . Quỹ tiền tệ thế giới IMF được mệnh danh là chim ăn xác thối , đối tượng quan tâm IMF nước nào sắp vỡ nợ. Họ đã ngửi thấy mùi vợ nợ công ở Việt Nam.
Nhìn vào các con số by kịch của nên kinh tế Việt Nam xắp xẩy ra đó là vỡ nợ công.
Nhóm BDX

Nợ công: 29 triệu đồng/người



Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra dự báo nợ công 2016 của VN sẽ tăng ở mức 63,8% GDP, lên 64,4% vào năm tới và lên 64,7% vào 2018. Với mức trần nợ công cho phép là 65%, viễn cảnh 'đụng trần' nợ công của VN sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của VN đạt 4.192.900 tỉ đồng, tỷ lệ nợ công 63,8% GDP tương đương 2.675.070 tỉ đồng (khoảng 120 tỉ USD). Chia trung bình 90 triệu dân, mỗi người Việt đang phải gánh khoản nợ công gần 29 triệu đồng. Đây là con số nợ công cao nhất từ trước đến nay.

Từ vụ hồ sơ Panama: Mỗi năm, 200 ngàn tỷ đồng từ Việt Nam bốc hơi đi đâu?

Vntinnhanh.vn - Một bản báo cáo thống kê từ tổ chức quốc tế Global Financial Integrity cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013, có tới 92,93 tỷ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài.
Các nước đang phát triển thường là nạn nhân của tình trạng chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài. (Ảnh: Liên Hợp Quốc)
Các nước đang phát triển thường là nạn nhân của tình trạng chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài. (Ảnh: Liên Hợp Quốc)
Báo cáo tháng 12/2015 của Global Financial Integrity (GFI) có tên Luồng tài chính phi pháp từ các quốc gia đang phát triển: 2004-2013 của 2 tác giả Dev Kar và Joseph Spanjers cho thấy các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã thất thoát tổng cộng 7.800 tỷ USD từ các luồng tài chính phi pháp (chuyển tiền phi pháp từ trong nước ra nước ngoài) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013.

NỢ CÔNG ĐÂU NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ GẦN 3O TRIỆU ĐỒNG.


Việc duy trì chính sách tài khóa nới lỏng kéo dài trong thời gian qua, cũng khiến nợ công tăng cao theo WB. Hiện nay tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã đạt tới mức 62,5% trong năm 2015, nợ Chính phủ 50,3% (vượt giới hạn 0,3%).
Tổng sản phẩm GDP của Việt Nam là 4.192.900 tỷ đồng. Như vậy, với 62,2% thì nợ công của Việt Nam tương đương mức 2.607.900 tỷ (115,7 tỷ USD). Điều này đồng nghĩa, mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh khoản nợ khoảng 28,4 triệu đồng.
Một điều đặc biệt của nợ công Việt Nam đầu tư qua các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinaline, dầu khí, Sông Đà VV. Nhưng đa số các tập đoàn này đầu tư không hiệu quả dẫn đến nợ xấu tăng nhanh. Nợ xấu Việt Nam năm 2013 khoảng 17 % nay khoảng 3%, nợ xấu được giấu kín vào VAMC không biết nó nổ lúc nào.
Trong mấy năm qua lạm phát ở Vn rất thấp. Nhưng nợ công tăng nhanh so với năm 2010 nợ công tăng gấp đôi đó là một điều bất hợp lý. Có thể lạm phát sẽ quay chở lại trong năm 2016.
Tất cả các yếu tố đầu vào như xăng dầu điện nước phí đường bộ đều tăng dẫn đến tăng giá hàng hóa và dịch vụ đầu ra tăng dẫn đến lạm phát.
Nợ công ở VN là một vấn đề nan giải , đó là vấn đề trả nợ, khoảng 24% số tiền thu được cho ngân sách dùng để trả nợ. VN thu không bù chi năm nào cũng bội chi ngân sách khoảng 5% GDP, riêng năm 2015 bội chi ngân sách khoảng 6,7% GDP.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

3 thách thức với tân Thống đốc trẻ nhất lịch sử

Sáng nay (9.4), Quốc hội đã chính thức phê chuẩn ông Lê Minh Hưng vào vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với số phiếu đồng ý là 403/486. Như vậy, ông Lê Minh Hưng đã trở thành Thống đốc trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Bài toán khó nhất: Nợ xấu
Chính thức ngồi vào “ghế nóng” thời điểm này, Thống đốc Lê Minh Hưng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và thị trường đang chờ đợi những động thái đầu tiên của tân Thống đốc.
Có lẽ vấn đề đầu tiên và cũng là thách thức không nhỏ đang chờ đợi tân Thống đốc đó là quá trình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng. Rất nhiều việc đang còn dang dở trong quá trình tái cơ cấu mà trong nhiệm kỳ của Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn chưa thể hoàn thành như xử lý nợ xấu, giảm số lượng ngân hàng xuống còn 15 - 17 ngân hàng.

Đánh giá về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đi đôi với việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, đã tổ chức rà soát, phân loại và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua lại các tổ chức ngân hàng đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng đã có những chuyển biến. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng và dịch vụ ngân hàng còn chậm được cải thiện, nợ xấu chưa được xử lý triệt để.
3 thach thuc voi tan thong doc tre nhat lich su hinh anh 1
Ông Lê Minh Hưng
Đặc biệt vấn đề nợ xấu, nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia đều cho rằng nợ xấu chỉ giảm về tỷ lệ là do bán cho VAMC chứ quy mô nợ xấu vẫn còn lớn. Đây sẽ là thách thức lớn nhất của tân Thống đốc Lê Minh Hưng trong nhiệm kỳ của mình.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Bạn suy nghĩ thế nào về việc Ngân hàng Nhà nước VN phát hành tiền lưu niệm mệnh giá 100 đồng





Đại diện một trong số các nhà tài trợ in mẫu tiền lưu niệm, ông Alain Marchand đánh giá “ có thể nói rằng đồng tiền lưu niệm kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam là một trong những đồng tiền hiện đại nhất thế giới hiện nay, tích hợp nhiều tính năng bảo an tiên tiến, từ giấy nền đặc biệt có độ bền cao Diamone Composit đến dây bảo hiểm Rapid, mực bảo an Spark và phần in ấn được thực hiện trên các máy in hiện đại.”
Ông Nguyễn Chí Thành – Cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ cho biết, các dấu hiệu bảo an trên tờ tiền này gồm có hình bóng chìm, khi soi trước nguồn sáng sẽ thấy hình hoa sen và số 65. Ngoài ra, tờ tiền này cũng có nhiều dấu hiệu bảo an khác như mực đổi màu chuyển động trên dây bảo hiểm có hiệu ứng đã được dùng ở đồng EUR, USD.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ BÃI NHIỄM VÀ MIỄN NHIỆM, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH NƯỚC .


Theo Hiến Pháp Việt Nam, nhiệm kỳ của chủ tịch Quốc Hội, chủ tịch nhà nước, thủ tướng là theo nhiệm kỳ Quốc Hội.
Theo HP 2013 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ở Mục 6 điều 74 . (Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước; ). 

Tường thuật “ trận đấu” giữa CA Hà Nội và Nhà văn Phạm Thành.


Sau 3 lần CA Hà Nội gửi Giấy Triệu Tập, đến lần thứ 4, đúng hẹn, đúng 8h40 phút, ngày 04.04.2016, Nhà văn Phạm Thành cùng vợ có mặt ở số nhà 89 Trần Hưng Đạo Hà Nội là trụ sở của Cơ quan an ninh Thành phố Hà Nội. Ra tận cổng ‘đón’ nhà văn là một thiếu tá an ninh, điều tra viên Nguyễn Thế Thành. Khác với những lần triệu tập trong năm 2014 vợ nhà văn không được vào cùng, đành đứng ở bên đường trước cửa nhà 89 để đợi chồng.
Nhà văn cho biết: Tiếp nhà văn cũng là hai “người quen cũ”, đó là thiếu tá an ninh, điều tra viên Nguyễn Trung Nam (nay là trung tá) và đại úy an ninh Nguyễn Thế Thanh ( nay là thiếu tá). Một điều khác nữa, tại phòng làm việc có máy quay phim chụp hình, ghi tiếng toàn bộ cuộc làm việc và hai an ninh cho biết nó là bằng chứng để ghi nhận một cách trung thực cuộc làm việc này, một ứng dụng công nghệ hiện đại trong lấy lời khai của đương sự.
Hai bên ( nhà văn và an ninh) thống nhất: buổi làm việc có ghi biên bản theo biểu thức: an ninh hỏi và nhà văn trả lời. Trươc khi ký vào biên bản nhà văn sẽ đọc lại toàn bộ biên bản và đồng ý với biên bản thì mới ký vào biên bản. Hai bên thống nhất cách làm việc này.
Khác với các lần triệu tập trước, nội dung làm việc lần này không tập trung và xoay quanh chủ đề blog Bà Đầm xòe là của ai, nhà văn có phải là chủ các bài viết Bà Đầm Xòe, Phạm Thành, BĐX, Bà Đầm xòe- Phạm Thành hay không mà tập trung vào hỏi về tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa:
An ninh: Ông viết tiểu thuyết này khi nào, hoàn thành vào thời gian nào?
P.Thành: Tôi viết vào giữa năm 2012 đến cuối năm 2013 thì xong.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Không còn dư địa ngân sách!

(TBKTSG) - Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ. Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên.
Điều này cũng có nghĩa là để đầu tư phát triển buộc phải đi vay, và kết quả tất yếu là thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần.

ỨNG CỬ VIÊN TỰ DO QUỐC HỘI KHÓA 14


Chỉ trong tuần tới ứng cử viên QH nhà văn nhà báo Phạm Thành ra hội nghị hiệp thông vòng 3, Phạm Thành sẽ tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú xem tâm tư nguyện vọng của người dân ra sao.
Phạm Thành là mẫu trí thức dám nói dám làm không phải là loại trí thức chỉ có biết lý thuyết suông.
Nhóm BĐX chúc Phạm Thành chân cứng đã mềm vượt qua thử thách vòng 3.
Chắc chắn tôi và các bạn sẽ đến tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri của Phạm Thành để ủng hộ ông ứng cử.
Theo con số mới đây, trên khắp cả nước có 162 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Nhiều người nói với tôi, họ quan tâm đến đợt ứng cử QH lần này vì có những nhân vật trí thức ra ứng cử tự do như: Ông Nguyễn Quang A, Phạm Thành, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tương Thụy . Nguyễn Kim, Vượng râu, ca sĩ Mai Khôi và những người khác nữa. Ứng cử QH khóa 14 phần nào cho thấy cái không khí nóng, chứ không phải tẻ nhạt như những lần trước.
Việc ứng của các nhà Ứng Cử Tự Do nổi tiếng này được lịch sử ghi nhận, họ đã can đảm hy sinh kiên trì đấu tranh cho Nhân Quyền, Dân Chủ, Công Lý và Chống Giặc Ngoại Xâm.
Người dân Việt Nam sẽ mãi mãi nhớ ơn ghi công các nhà Ứng Cử viên ĐBQHTự Do.

Vinh quang thay các ứng cử viên ĐBQH tự do.#‎baucu‬

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN XUỐNG HỐ CẢ LŨ.



Cái chết của cường quốc đóng tầu Việt nam Vinashin là cái chết của 4 tỷ đô la.
Cái chết của cường quốc vận tải Việt Nam Vinaline là cái chết trị giá xấp xỉ 4 tỷ đô la.
Các cái chết trên vẫn còn dai dẳng đến bây giờ như ụ nổi đồng nát khi mua nước ngoài về trị giá 432 tỷ đồng nay được một đại gia đồng nát Bắc NInh định giá khoảng 1 tỷ đồng, hay tầu vỏ sát chưa ra khơi đã hỏng bán cho bà con ngư dân nay bị bà con trả lại.
Cái chết của hệ thống Ngân Hàng là gi? đó là cái chết trong 4 năm tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại lên 3.000 tỉ đồng nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng vốn chủ sở hữu ảo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng một thời gian ngắn. Hình thành nên nợ xấu, nợ xấu trong năm 2012 nợ xấu là 17% khoảng 500 nghìn tỷ đồng xấp xỉ 25 tỷ đô la, dẫn đến tình trạng phá sản rất nhiều ngân hàng, trong năm 2015 có 3 ngân hàng thương mại phá sản được được ngân hàng nhà nước mua với giá bằng không đồng chưa kể các ngân hàng mất vốn được sát nhập với nhau.
Cái chết của tập đoàn kinh tế Việt Nam Là gì? là vốn của họ tăng trưởng nhanh hơn phủ đổng. Họ đều đầu tư tài chính mạng nhên lòng vòng trong chính tập đoàn của họ, bố mua của con con mua của bố , bố cho con vay con cho bố vay sau mỗi lần mua và bán vay mượn có thể tài sản ảo lên nhiều lần (hay vốn ảo tăng lên nhiều lần.
Các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam, các tập đoàn kinh tế Việt Nam do sở hữu ảo chéo lẫn nhau hình thành lên nợ xấu từ đó làm suy yếu hệ thống ngân hàng và các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Ví dụ như Hoàng Anh Gia Lai vốn có 8 nghìn tỷ đồng riêng tài sản đi vay đã là 32 nghìn tỷ đồng. Khi Hoang Anh Gia Lai chết kéo theo một lô xích xông các ngân hàng cho vay chết theo như OCB, BIDV, HDBank, VPBank và CTCK EuroCapital. Giá trị tài sản đảm bảo cho các trái phiếu mà nhóm công ty HAGL đã phát hành cho OCB, BIDV, HDBank, VPBank và CTCK EuroCapital đều đã rơi xuống dưới giá trị cần đảm bao…2 anh bạn ôm bom nợ xấu chết chung.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHAI THÁC DẦU THÔ VÀ THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM.



1)Việt nam đang có 2 nhà máy lọc dầu đang hoạt động.


Nhà máy lọc dầu Dung Quất có vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/ một năm, và đang mở rộng năm 2015 lên 10 triệu tấn dầu thô/ một năm.


Một nhà máy có quy mô nhỏ có tên Cát Lái ở TPHCM đang hoặt động.











2)Việt nam đang có 6 nhà máy lọc dầu đang xây dựng.

Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) với vốn đầu tư 9 tỉ đô la Mỹ, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) vốn đầu tư 3,2 tỉ đô la Mỹ, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án Nam Vân Phong (Khánh Hòa) vốn đầu tư 8 tỉ đô la Mỹ, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án Nhơn Hội (Victory, Bình Định) vốn đầu tư 22 tỉ đô la Mỹ, công suất 20 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỉ đô la Mỹ, công suất 2,7 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án tại Cần Thơ có vốn đầu tư 538 triệu đô la Mỹ, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm.


Tổng số vốn của các dự án là: 5 +9 +3,2 +8 +22+ 4,5+0,538 = 52 tỷ đô la


Tổng số công suất tấn dầu
thô cần để sản xuất 10 + 10 +8 +10 + 20 +2,7 +2 = 62,7 triệu tấn dầu thô ( có con số trên các báo vào khoảng 65 triệu tấn dầu thô)


Việt Nam khai thác một năm khoảng 15 triệu tấn dầu thô. Vây nếu các nhà máy này hoạt động hết công suất chúng ta nhập khẩu khoảng 50 triệu tấn dầu thô.


Giữa năm 2015, báo cáo gửi Chính phủ của PVN cho thấy, trong giai đoạn từ 2010 - 2014, nếu không có những ưu đãi lớn của nhà nước ưu đãi thuế nhập khẩu, dự án này phải lỗ đến 27.600 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ USD). Trung bình, mỗi năm lỗ ít nhất 3.100 tỉ đồng.


Dung Quất đã được hưởng ưu đãi thì các dự án sau đó cũng muốn được những quyền lợi tương tự.


Một nhà máy Dung Quất có công suất là 6,5 triệu tấn tấn lỗ một năm 3.100 tỷ đồng , vậy nếu 8 nhà máy hoạt động có công suất 65 triệu tấn dầu thô một năm ta lỗ là là 3.100 .10 = 31.000 tỷ đồng khoảng 1,4 tỷ đô la.











3)Vấn đề đặt ra nhà nước tài trợ cho các nhà máy lọc dầu chính là thuế nhập khẩu của người mua xăng dầu .


Biểu thuế nhập MFN là 20% nhà máy lọc dầu được dữ lại 7% còn nộp thế là 13%.(Quyết định 925 cho phép, lọc dầu Dung Quất được giữ lại mức giá trị bằng 7% thuế nhập khẩu trên giá bán tại nhà máy đối với các mặt hàng xăng dầu. Nếu thuế nhập khẩu được ban hành cao hơn 7% thì phần chênh lệch cao hơn này được nộp về ngân sách, nếu thấp hơn 7% thì Nhà nước, thông qua Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) để bù giá cho nhà máy này.)


Thuế nhập khẩu dùng tính giá cơ sở xăng dầu là mức thuế bình quân của các loại thuế nhập khẩu .Thuế tính giá cơ sở xăng dầu sẽ giảm còn 18,08% . Vậy nhà mây lọc đầu theo lý thuyết vẫn được dữ lại 7% họ chỉ nộp có 11,08%.
Nếu thuế nhập khẩu theo cam kết Hiệp định thương mại (FTA) khu vực ASEAN và Việt Nam là 10 % , các công ty dữ lại 7% nộp cho nhà nước là 3%.
Vậy nếu tính thuế nhập khẩu theo FTA là 10 % thì người dân được lợi giá xăng giảm, nhà nước thất thu thuế do thế nhập khẩu giảm đến 10% cho nên nhà nước họ tính thuế bình quân là 18,8% giảm 1,2%.
Vậy thuế nhập khẩu thu được chênh lệch ở đầu bán lẻ xăng dầu là 11,8% được bù lỗ lại cho đầu vào sản xuất xăng dâu một năm là 1,4 tỷ đô la.
Một năm Việt Nam sản suất ra khoảng 15  triệu tấn dầu thô và nhập khẩu khoảng 50 triệu tấn dầu thô. Vậy người tiêu dùng Việt nam còng lưng đóng thuế bù cho 50 triệu tấn dầu thô cho thế giới và 15 triệu tấn dầu thô do Việt Nam sản xuất ra.

NGUỒN INTENET



Cạnh tranh

Có 1 thằng Tây đi lang thang đến 1 ngã 4 đường. Anh ta dòm quanh thấy trông vắng quá bèn cắm dùi mở 1 cây xăng. Xe cộ qua lại ghé vào đổ xăng ủng hộ. 1 anh Tây khác ghé đổ xăng thấy chỗ này cũng được nên Anh ta qua bên kia đường mở một cái Garage sửa xe để phục vụ những người ghé vào đổ xăng. Thế rồi 1 anh Tàu đi ngang thấy vậy bèn qua bên kia đường mở 1 cái nhà hàng phục vụ ăn uống. Một anh khác đi ngang qua...thấy ngã 4 đường có quán ăn, cây xăng, gara có vẻ sầm uất, thế là anh ta qua góc còn lại mở 1 cái Hotel. Chẳng mấy chốc, ngã tư đường sầm uất hẳn lên...rồi mọi người đến mở thêm tiệm hoa, tiệm thuốc, tiệm cắt tóc v.v....Khu vực trở thành 1 trung tâm thương mại đông đúc. Bà con sống hạnh phúc với nhau.

Định Hướng Kinh Tế của VN

Kinh tế Việt Nam bị “định hướng” thế nào và theo tốc độ nào?
kinh te giat lui
Trích từ tác giả: Phan C. Thành – 7 Sep 2014
Có thể nói, nền kinh tế VN được “định hướng xuống hố” rõ ràng từ sau 1990, tại Thành Đô. Như vậy, qúa trình xuống hố của VN đã được một phần tư thế kỷ. Thành tựu đạt được là chúng ta đã kịp đi giật lùi so với thế giới khoảng… 50-100 năm, tùy việc ta so sánh mình với nước nào! (Nhân tiện, có lẽ VN nên đề nghị Ủy ban Olympic Quốc tế đưa vào thêm môn thi “đi giật lùi” để người Việt chắc chắn chiếm trọn bộ huy chương?!)
Thế nào là “đi giật lùi” trong kinh tế? Là, ví dụ, 25 năm trước thu nhập tính theo đầu người PPP của Việt Nam xấp xỉ của Hàn quốc, thì nay chỉ bằng khoảng chưa được 5% (khoảng 2,000 USD/người/năm của VN so với trên 20,000 USD của Hàn) mà để đạt mức hôm nay của Hàn quốc thì VN (với tốc độ này) cần… ít nhất 50 năm nữa… Nhưng khi đó, 50 năm nữa, PPP của Hàn quốc sẽ lại đi trước ta bao nhiêu năm nữa rồi? Hu hu… giống như con rùa đuổi con thỏ mà cách vượt qua thỏ duy nhất của họ nhà rùa là lừa bịp thỏ – như sách giáo khoa vẫn đang dạy bọn trẻ ư?

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Đằng sau quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng dầu là gì?


Đằng sau quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng dầu là gì?
Giảm thuế nhập khẩu xăng dầu chủ yếu để hỗ trợ trước mắt cho các nhà máy lọc dầu trong nước. Ảnh minh họa: Như Ý.

Giữa lúc dư luận đang “nóng” vì áp mức thuế làm căn cứ tính giá cơ sở xăng dầu sai, khiến người tiêu dùng bị “móc túi” hàng ngàn tỷ đồng. Bất ngờ, Bộ Tài chính tuyên bố giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này vì lợi ích người tiêu dùng. Sự thực có đúng như vậy?

    Ngày 17/3, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 48/2016, sửa đổi thuế suất nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng xăng, dầu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (Biểu thuế MFN). Và 1 ngày sau (ngày 18/3), biểu thuế mới được áp dụng. Khi đó, Bộ Tài chính lý giải, việc giảm thuế trên nhằm hài hòa mức thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu theo cam kết Hiệp định thương mại (FTA) khu vực ASEAN và Việt Nam - Hàn Quốc; đồng thời, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.
    Vấn đề là phải chăng phía sau Thông tư 48 còn câu chuyện khác, không liên quan gì tới mức thuế tính giá cơ sở xăng dầu. Thực tế, sau khi được Thủ tướng đồng ý, chỉ 3 ngày sau, trong lần điều chỉnh giá xăng dầu gần nhất (hôm 21/3), thuế nhập khẩu dùng tính giá cơ sở xăng dầu là mức thuế bình quân của các loại thuế nhập khẩu (thay vì dùng Biểu thuế MFN làm căn cứ như trước đó).
    Trong khi đó, nhà nước ưu đãi cho một số dự án lọc hóa dầu trong nước những năm đầu hoạt động, sản phẩm bán ra sẽ được cộng thêm thuế nhập khẩu vào giá thành (dù không phải nộp thuế nhập khẩu). Theo đó, sản phẩm xăng dầu sẽ được bán bằng giá bán lẻ xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này, sản phẩm xăng dầu của các nhà máy sẽ cao hơn sản phẩm xăng dầu nhập về từ các nước ASEAN và Hàn Quốc (từ năm 2016, các sản phẩm dầu nhập từ ASEAN được miễn thuế hoàn toàn; còn xăng nhập từ Hàn Quốc chỉ chịu thuế 10%, dầu chịu thuế 5%).
    Chính vì vậy, mới đây các nhà máy lọc dầu trong nước đã có văn bản kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành giảm thuế nhập khẩu với xăng dầu. Qua đó để giảm giá bán (cũng là kéo giá bán xăng dầu của các nhà máy xuống), cạnh tranh với sản phẩm xăng dầu nhập khẩu từ ASEAN và Hàn Quốc. Vì vậy, việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với mặt hàng xăng dầu đã được bàn thảo từ trước khi nóng câu chuyện thuế trong giá xăng dầu. Đây được xem là một trong những giải pháp nhằm hỗ trợ các dự án lọc hóa dầu trong nước, được ban hành đúng thời điểm người tiêu dùng “sục sôi” vì bị móc túi oan.
    Tuy vậy, phương án giảm thuế nhập khẩu dầu về 7% từ ngày 18/3 của Bộ Tài chính mới chỉ giải quyết phần nào khó khăn cho nhà máy lọc dầu trong nước. Khi giá dầu bán ra vẫn cao hơn dầu nhập khẩu từ ASEAN (thuế về 0%) và Hàn Quốc (thuế về 5%); giá xăng bán ra của các nhà máy trong nước cũng đắt hơn xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc (thuế về 10%).
    Một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hôm 18/3 vừa qua nhằm nhiều mục đích. “Có cả vì lợi ích người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đồng thời, cũng xét tới lợi ích và kiến nghị của các nhà máy lọc dầu trong nước”, vị này nói. Theo đó, giảm thuế nhập khẩu mới là giải pháp ban đầu tháo gỡ khó khăn cho nhà máy lọc dầu trong nước. Về lâu dài cần những giải pháp tổng thể hơn, hiện Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang nghiên cứu.
    Theo Thông tư 48/2016, từ 18/3, mức thuế nhập khẩu dầu diesel (và diesel sinh học), dầu ma dút, xăng máy bay (và nhiên liệu động cơ máy bay) về mức 7% (giảm 3% so với mức thuế áp dụng từ ngày 1/1/2016); thuế nhập dầu hỏa về mức 7% (giảm 6%). Thuế nhập khẩu với các mặt hàng xăng vẫn giữ mức 20% hiện hành.
    Theo Lê Hữu Việt
    Tiền Phong

    Việt Nam phá sản tuần tự theo 3 giai đoạn theo Blog TS Alan Phạm


    Theo BLog TS Alan Phạm (Theo tôi, có ba nhóm trong thứ tự “xếp hàng” đi giật lùi, đó là:
    1) Đầu tiên là các công ty sản xuất dịch vụ cho doanh nghiệp B to B (Businesses to Businesses) “đi” trước (như Vinashin: dịch vụ đóng tàu, không phải sản xuất ra con tàu mới, Vinalines: dịch vụ vận tải, hàng chục vạn công ty TNHH loại DN VVN đã phá sản…) .
    2) Tiếp đến các công ty dịch vụ cả B to B và dịch vụ đại chúng B to C (Businesses to Customers ) “đi” theo (Agribank & cả hệ thống ngân hàng, TTCK: dịch vụ tài chính, Petrolimex: dịch vụ cung cấp xăng dầu, Xây dựng và BĐS, Nông nghiệp…).
    3) rồi đến các công ty khai thác tài nguyên và cung cấp sản phẩm đại chúng (Điện lực: tài nguyên điện năng, TKS: Than và khoáng sản, Dầu khí: tài nguyên dầu khí…) Bao giờ đến nhóm thứ ba phá sản thì chúng ta đã đứng ngay trước thời điểm hoàn tất “cả nước xuồng hố” hay thành công CNXH.)
    Bây giờ nền kinh tế Việt Nam đang chớm phá sản ở Vị Trí thứ 3 khi giá dâu thô xuống, rất nhiều nhà máy lọc hóa dầu có nguy cơ đóng cửa. Hiện tại đóng cửa nhà máy máy Bio Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) với tổng vốn gần 1.900 tỷ đồng.

    Hàng loạt ngân hàng “ngậm đắng” với trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai?


    VietTimes -- Giá trị tài sản đảm bảo cho các trái phiếu mà nhóm công ty HAGL đã phát hành cho OCB, BIDV, HDBank, VPBank và CTCK EuroCapital đều đã rơi xuống dưới giá trị cần đảm bảo…
    Ninh Giang - Quốc Dũng - /
    Hàng loạt ngân hàng “ngậm đắng” với trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai?
    “Kinh động” đến NHNN
    Một nguồn tin cho hay, tuần qua, nhóm các ngân hàng chủ nợ của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HSX: HAG) đã ngồi lại với nhau để lên phương án tái cơ cấu một số khoản nợ cho HAG và công ty con của họ là HNG (CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai).
    Trao đổi với VietTimes bên lề Đại hội đồng Cổ đông thường niên VPBank năm 2016 vừa diễn ra chiều 28/03, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng Giám đốc VPBank, một chủ nợ lớn của HAG, xác nhận về tình cảnh khó khăn của “con nợ nghìn tỷ” của mình, đồng thời thừa nhận “câu chuyện giao dịch với Hoàng Anh Gia Lai là một bài toán rất là lớn”.
    Thậm chí theo thông tin từ CEO của VPBank, câu chuyện nợ nần của Hoàng Anh Gia Lai đã “kinh động” tới cả Ngân hàng Nhà nước. “Bản thân ngân hàng đã cùng với Ngân hàng Nhà nước xây dựng lại chương trình cấu trúc lại nợ cho Hoàng Anh Gia Lai”, ông Vinh tiết lộ.

    Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

    Quả bom nợ xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam

    Quy định bắt buộc tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại lên 3.000 tỉ đồng trong vòng bốn năm là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng vốn chủ sở hữu ảo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng một thời gian ngắn.
    Nhìn vào các tập đoàn bố con FLC group hay Hoàng Anh Gia Lai vốn của họ tăng trưởng nhanh hơn phủ đổng. Họ đều đầu tư tài chính mạng nhên lòng vòng trong chính tập đoàn của họ, bố mua của con con mua của bố , bố cho con vay con cho bố vay sau mỗi lần mua và bán vay mượn có thể tài sản ảo lên nhiều lần (hay vốn ảo tăng lên nhiều lần).
    Các công ty Việt Nam phải sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều, sau một thời gian phát triển, thường trở thành mô hình công ty ông - bà - cháu hay tập đoàn vì hai lý do. Thứ nhất, các công ty con sinh ra để chạy dòng tiền, để dễ hoán đổi các khoản nợ và tài sản. Thứ hai, vấn đề đáng lo, là thường tài sản của các công ty đã được thế chấp tại ngân hàng để vay tiền lần thứ nhất, sau đó công ty được cổ phần hoá, cổ phiếu của công ty lại được mang đi thế chấp để vay tiền tiếp”, theo một chuyên gia ngân hàng.
    Điều này có ý nghĩa thế nào với nền kinh tế Việt Nam ? Câu trả lời là vốn của các ngân hàng thương mại và các tập đoàn công được thổi phồng lên quá mức .
    Các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam, các tập đoàn Việt Nam do sở hữu ảo chéo hình thành lên nợ xấu từ đó làm suy yếu hệ thống ngân hàng và các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.




    Tái cơ cấu bằng sửa chữa sổ sách, hồ sơ

    Những câu hỏi liên quan đến tái cơ cấu nợ xấu, một lần nữa được đại biểu Quốc hội Phạm Huy Hùng, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Vietinbank nêu ra trong phiên thảo luận tại Quốc hội, sáng nay 24.3 .

    Tái cơ cấu bằng sửa chữa sổ sách, hồ sơ
    Đại biểu Phạm Huy Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Vietinbank) - Ảnh: Ngọc Thắng

    Nêu ý kiến về vấn đề lãi suất ngân hàng, đại biểu Phạm Huy Hùng nói: “Chúng ta đánh giá lãi suất giảm như thế là tích cực nhưng thưa các đồng chí chưa phải”.

    Theo ông Hùng, mức lãi suất hiện nay vẫn rất cao, trên dưới 10%. Mức lãi suất này gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, vì doanh nghiệp hiện nay làm gì ra để trả được lãi suất đó.