Trên thế giới quĩ BHXH được quản lý một cách nghiêm túc. Quĩ này hoàn toàn độc lập với các công ty và cảnhà nước. Các quĩ BHXH và hưu bổng không được quyền chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh mà chúng chỉ được mua công trái và trái phiếu có thời hạn nhất định của một số công ty có uy tín để tăng tiền lãi mà thôi. Điều này có nghĩa là các quĩ BHXH phải đảm bảo an toàn 100%, chúng không có quyền mạo hiểm và thất thoát.
Luật sửa đổi BHXH theo điều 94. 1.Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của các ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 2. Cho Ngân sách Nhà nước vay; 3. Cho ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ vay; 4. Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia; 5. Ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư; các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cứ “cho qua” quy định này và trình Quốc hội thông qua thì sớm muộn Quỹ BHXH cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị vỡ. BHXH không phải là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như các định chế tài chính khác, nên theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, nếu cho phép thực hiện ủy thác đầu tư thì vô cùng nguy hiểm. Tiền của Quỹ là tiền của người dân đóng góp vào khi còn đi làm và sẽ được hưởng khi hết tuổi lao động, là nguồn tài chính vô cùng quan trọng để thực hiện chính sách an sinh xã hội cho những người hết tuổi lao động, nếu đầu tư tràn lan dẫn đến mất vốn thì vô cùng nguy hiểm. Nếu theo điều 94 sửa đổi .Cho phép đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia thì Quỹ BHXH có thể đầu tư vào đường cao tốc, các dự án có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên, đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân… Đầu tư như vậy thì chết rồi!”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lo lắng.
Theo TS Bùi Sĩ Lợi BHXH cơ cấu đầu tư của BHXH 73,14% cho trái phiếu chính phủ và 24,72% cho ngân hàng.
Quỹ BHXH nằm ngoài ngân sách, nó là công sức đóng góp của người Lao động và doanh nghiệp Vì vậy đầu tư phải hết sức chuyên nghiệp, không mất cả vốn lẫn lãi.Một ví dụ đầu tư không hiệu quả của quỹ BHXH cho ngân hàng Agritbank vay, có thể không đòi được 1000 tỷ (nợ tồn đọng 787 tỷ đồng trong đó 264 tỷ tiền lãi).
Các bạn có thấy một điều đáng ngạc nhiên tại sao năm nào cũng bội chi khoảng 5 % GDP, khoảng 10 tỷ đô la , theo suy luận thông thường nhà nước phải in thêm tiền cho vào lưu thông, gây ra lạm phát, nhưng mấy năm nay lạm phát rất thấp vì sao?. nhà nước vay tiền BHXH khoảng 11 tỷ đô la để bù vào lượng tiền bội chi ngân sách này ( nhìn vào biểu đồ số tiền cho ngân nhà nước vay là 274 nghìn tỷ khoảng 11 tỷ đô la).
Quỹ bảo hiểm có nguy cơ vỡ. Một quỹ BHXH 7 tỷ đô la một năm, họ thu khoảng 26% tổng thu nhập người lao động. Thế nhưng thay vào gửi vào ngân hàng để lấy lãi họ lại cho chính phủ vay đến 74% ( 274 nghìn tỷ khoảng 11 tỷ đô la) số đầu tư quỹ BHXH . Nếu nhà nước mất khả năng chi trả nhiều năm do bội chi ngân sách nhà nước năm nào VN cũng khoảng 5% GDP (khoảng 10 tỷ đô la) một năm.
Theo đó, trong vòng 6 năm, từ việc quỹ BHXH chỉ cho Ngân sách vay khoảng 10% quỹ đầu tư (khoảng 8.000 tỉ đồng) vào năm 2008 thì tới năm 2014, con số này đã là 274.000 tỉ đồng, tương ứng với 74% số đầu tư của BHXH. Trái lại, phần cho NHTM vay ngày càng ít đi. Nguy cơ vỡ quỹ BHXH có thật, Nếu tính phần quỹ BHXH năm 2014 cho ngân sách nhà nước vay, và phần đầu tư vào dự án thủy điện Lai Châu đến 86,3 % quỹ còn lại 13,7% cho ngân hàng thương mại vay . rất mất cân đối.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/tien-d…
Cụ thể năm 2015, các quỹ này dành 74,5% cho ngân sách nhà nước vay, 10,5% mua trái phiếu chính phủ. cho nhà máy thủ điện sơn la vay khoảng 2% Cho ngân hàng thương mại vay khoảng 13 %. Mất cân đối ( 13% và phần còn lại là 87%) http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/324-ng…
Quỹ BHXH có thể bị vỡ do các nguyên nhân sau, BHXH có thể đọng lại các công trình chưa hoàn thành hay dở dang hay bị thất thoát do các nguyên nhân như thiên tai hay địch họa . hay nhà nước chưa thể hoàn vốn những công trình như thủy điện, đường xá do chưa được làm xong VV .
Theo số liệu quỹ BHXH tỷ lệ già hóa từ năm 2012 đến năm 2013 khoảng 600.000 người tăng khoảng 26%. Mỗi năm có khoảng hơn 1/2 triệu người hưởng BHXH, Tỷ lệ già hóa của dân số Việt nam quá nhanh. Đây cũng là nguyên nhân Quỹ BHXH bị vỡ Tỷ lệ chây ỳ không đóng BHXH cũng là nguyên nhân vỡ quỹ BHXH, nguyên nhân, là do doanh nghiệp phá sản hàng loạt không có tiền để đóng bảo hiểm XH, nguyên nhân do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của BHXH vv. Theo TS Sinh từ năm 2010 đến năm 2013 cơ quan BHXH khởi kiện khoảng 4000 doanh nghiệp trốn BHXH .
Từ những điều trên nghi ngờ của chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng Có thể trở thành hiện thực lắm chứ các bạn. Khi cân đối thu chi không cân bằng, Khi đầu tư sai mất cả vốn lẫn lãi . Ảnh hưởng đến người hưởng BHXH.
Giải quyết nguy cơ vỡ quỹ BHXH phải tăng thời gian đóng BHXH. (Thứ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân nói rằng, tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng tất yếu, các nước trên thế giới đều phải làm, dù chính phủ và người lao động đều không muốn. Bản chất của tăng tuổi hưu là tăng thời gian đóng và giảm thời gian hưởng, giúp cân đối Quỹ BHXH) . Do quỹ BHXH hết tiền theo luật BHXH xẽ tăng thời gian đóng BHXH thêm 5 năm nữa. (Muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH thêm 5 năm nữa).
Theo PTS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét