Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Biển Hồ Cạn Nước



S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
17-3-2016
Đồng bằng Sông Cửu Long bị tình đồng chí môi - răng bức tử. Ký họa của Babui75 Mamburao
                                                                                                                                                                                               
Khi đơn phương chuyên quyết tiến hành xây chuỗi 8 con đập khổng lồ Vân Nam là Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến tranh môi sinh không tuyên chiến với 5 nước hạ nguồn sông Mekong. Ngô Thế Vinh
Vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, từ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Đinh Hưng đã gửi đến BBC một lời báo động … muộn màng:
“Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Những tháng gần đây tại ĐBSCL, việc nước mặn tấn công ‘Chưa từng thấy’ làm ‘Đảo lộn cuộc sống’, không phải là bất ngờ mà là tất yếu theo dự đoán. Người dân các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang phải ‘Chạy mặn’ từng ngày.
Các tiểu vùng nước ngọt quanh năm bị đảo lộn, bị mặn xâm nhập, đã đe dọa cả trăm ngàn hecta đất nông nghiệp, nhiều vườn cây ăn trái nằm trên nguy cơ xóa sổ, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Tất cả nguy hại đang đổ trên đầu người dân nơi đây.”
Hiện tượng ngập mặn ở ĐBSCL –  thực ra – đã được báo động lâu lắm rồi, từ hồi cuối thế kỷ trước lận:
“… mười ngày trước Giáng Sinh, ngư phủ Nguyễn Văn Chơn và vợ cư ngụ tại huyện Lấp Vò Tỉnh Đồng Tháp đã lưới được một con cá đuối khổng lồ trên sông Tiền, đoạn giữa hai Xã Tân Mỹ và Tân Khánh Trung. Con cá đuối có chiều dài hơn 4 mét ngang 2 mét và nặng tới 270 ký.
Cá đuối hay Selachian, tên khoa học là chondrichthyes, thuộc loài cá sụn (cartilaginous fishes) gồm các giống cá mập, cá nhám, cá đuối và là cá nước mặn. Đây cũng là lần đầu tiên ngư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long lưới được một con cá nước mặn lớn như vậy rất xa biển và trên một khúc sông nằm sâu trong đất liền…
Cho sẻ thịt bán ngay tại bến số tiền thu được lên tới ngót 2 triệu đồng tính ra khoảng 140 đô la như món quà Giáng Sinh mà cả hai vợ chồng anh đã không thể nào ngờ tới.

'Quốc hội cần thiết lập nền tảng quốc gia'

'Quốc hội cần thiết lập nền tảng quốc gia'

  • 20 tháng 3 2016
Image copyrightAFP
Image captionĐảng cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì sự lãnh đạo Quốc hội và chỉ đạo các kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam, theo một số ý kiến quan sát.
Sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, kì bầu cử Quốc hội sắp tới đang thu hút sự chú ý của dư luận, thể hiện ngay trong nhận định của một thành viên trong Hội đồng Bầu cử Quốc gia là kì bầu cử này “phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử”.
Đây là tín hiệu rất rõ của ý dân. Nhân dân đã không còn tin vào sự lãnh đạo “sáng suốt, tài tình” như tuyên truyền của các lãnh đạo cộng sản nữa, và cũng không chấp nhận giao phó vận mệnh quốc gia vào tay một thiểu số thống trị nữa.
Nhân dân đã ý thức về quyền làm chủ đất nước của mình, tự mình phải nắm lấy vận mệnh của chính mình, của đồng bào mình, và của đất nước mình.
Quyền làm chủ đất nước đó phải đến với từng công dân cụ thể trong thực tế chứ không phải chỉ là cái “nhân dân” chung chung, mơ hồ, tương tự như các “quan” tuyên bố rằng họ làm quan là do “đảng, nhà nước và nhân dân giao phó”.
Hành động, phát ngôn của giới cầm quyền trong kì bầu cử lần này tiếp tục phơi bày rõ ràng hơn các vấn đề chính trị bức bách khiến Việt Nam trở thành một quốc gia “không chịu phát triển”, lẻ loi và cô độc với thế giới bên ngoài vốn đang phát triển như vũ bão.
Nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Đến trung tuần tháng 3, toàn bộ 13/13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước mặn xâm nhập, trong đó có nhiều tỉnh bị mặn xâm nhập nặng nề như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang... Riêng tại tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh chỉ còn 4 xã tại địa bàn huyện Chợ Lách là chưa bị nước mặn xâm nhập.
Mức độ xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào sâu khu vực nội đồng dao động ở mức 40-60 km, với tỉ lệ độ mặn từ 1-3 phần nghìn, có nơi lên đến 5-6 phần nghìn và dự báo sẽ còn tăng cao, kéo dài cho đến tháng 5.
Thành phố Cần Thơ trước đây chưa bao giờ bị xâm nhập mặn, thì từ đầu tháng 3 đến nay, nước mặn đã xâm nhập đến quận Cái Răng, với độ mặn dao động từ 1-2 phần nghìn.
Tại Cái Răng (Cần Thơ), theo quy định, các nhà máy xử lý nước sinh hoạt sẽ không được lấy nước để xử lý, vì nước mặn đã vượt mức quy chuẩn dưới 0,75 phần nghìn.
​Toan bo Dong bang song Cuu Long da bi xam nhap man - Anh 1


Từ sĩ quan an ninh đến chủ blog Anhbasam

Từ sĩ quan an ninh đến chủ blog Anhbasam

  • 20 tháng 3 2016
Image copyrightBBC World Service
Image captionÔng Nguyễn Hữu Vinh sẽ bị đưa ra xét xử ngày 23/3
Ngày 13/07/1982, Võ Đại Tôn, một sĩ quan cấp tá trong lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị đưa ra họp báo công khai tại Hà Nội.

Đảng Cầm Nhầm’

Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vừa hoàn thành Đại hội XII. Lúc bế mạc, toàn Ban Chấp hành Trung ương mới tề tựu trên khán đài của hội trường chụp ảnh kỷ niệm. Phía trước là 4 khẩu hiệu nổi bật kết bằng hoa cúc vàng và hoa hồng thắm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương – Đổi mới.
Đó là 4 khẩu hiệu trung tâm Ban lãnh đạo CSVN muốn tô đậm cho hành động sắp tới.
Xin được phân tích 4 khẩu hiệu trung tâm đó trong thực tiễn vừa qua để xem nó có thể biến thành sự thật hay không.
Trước hết danh từ Đoàn kết đã được đảng CSVN nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần. Nào là đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn đảng, toàn quân thành mội khối thống nhất. Nói được vậy, rồi làm được vậy thì tốt biết bao. Nhưng khốn khổ thay, trên thực tế đảng CSVN lại là nhân tố chia rẽ và đối kháng dân tộc, phá hoại đoàn kết một cách hết sức có hệ thống trong suốt 70 năm cầm quyền, và đến nay sự phá hoại đó đang ở vào lúc nguy hiểm nhất.

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN HỒI NGUY CẤP.


NGANSACH-VAYNO-NHNN
TỔNG QUAN.
GDP của Việt Nam trên 200 tỷ đô la một năm, dân số của VN khoảng 93 triệu người.
Dự toán ngân sách năm 2016 (1.273.200 tỷ đồng), gần 1.300 nghìn tỷ đổng.
Dự toán thu NSNN năm 2015 là 911,1 nghìn tỷ đồng tương đương khoảng ( 41 tỷ đô la) khoảng 41: 200=20% GDP.

CAM KẾT TRƯỚC CỬ TRI, ĐỒNG BÀO.


Theo FB Thành Phạm
Chân dung nhà báo,nhà văn Phạm Thành.
Chân dung nhà báo,nhà văn Phạm Thành.
Thưa toàn thể Cử tri, thưa toàn thể Đồng bào.
Tôi là Phạm Chí Thành, sinh năm 1952, là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tên thường gọi phổ biến nhất là Phạm Thành, cựu chiến binh thời chống Mỹ, viết báo, viết văn, cựu nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện đang sống, làm việc tại Hà Nội, cam kết với Cử tri, Đồng bào Việt Nam cả nước rằng: Nếu tôi trúng cử làm đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016- 2021), tôi sẽ:

PHẠM THÀNH ( CÒN ĐỘC QUYỀN ĐẤT NƯỚC CÒN LỤN BẠI)


Tôi là Phạm Chí Thành (Phạm Thành) tự ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, đã loạt qua vòng hồ sơ, có tên trong danh sách 48 ứng cử viên tự do tại Hà Nội. Tới đây sẽ có cuộc gặp với Cư tri nơi tôi cư trú. Đây là cuộc gặp lấy ý kiến công khai. Vì vậy tôi có quyền mời trợ lý của tôi đi cùng và sẽ quay phim, ghi hình, ghi tiếng tất cả tại cuộc gặp mặt này. Đây là điều pháp luật không cấm. Vì vậy mọi công dân có quyền làm. Nếu họ không cho tôi thực hiện quyền quay phim, ghi hình, ghi tiếng, tôi sẽ tuyên bố không chấp nhận cuộc lấy ý kiến này và ra về. Xử lý như vậy có được không các bạn?.

Nhìn vào bảng tính toán giá cơ sở giá xăng theo tôi hết sức rối rắm. Ta có thể làm đơn giản tính ra ngay.


Nhìn vào bảng tính toán giá cơ sở giá xăng theo tôi hết sức rối rắm. Ta có thể làm đơn giản tính ra ngay. 
Ta có thể tính nhanh lấy giá CIF của 1 lít xăng nhân 145% cộng thêm 5000 Đ là tính ra giá xăng cơ sở. Cộng thêm 1000 đ nữa ra giá bán lẻ xăng
Nếu căn cứ vào giá xăng giá CIF hay giá đầu vào xăng ( 5926) ở mục 4 ta có thể tính toán như sau : 5926* 1,452= 8.604 đ 
Cộng với 5115 bằng 1.3719 đồng một lít giá xăng bán ra cơ sở. Trong đó 5115 là một số cố định.
Ta có thể lý giải bài toàn như sau:
Mục 4) nếu coi giá CIF là 1.
Mục 5) thuế nhập khẩu là 20% vậy 1*1,2= 1,2.
Mục 6) thuế tiêu thụ đặc biệt 10% vậy 1,2*1,1= 1,32
Mục 11 ta tách làm 2.
Mục thuế chồng thuế ta tính trước thuế VAT 10% vậy 1,32* 1,1= 1,452 . Hay 145,2%
Nếu tính thuế theo cách đơn giản thuế là 40% thì giá lên (100%+40%) =140%. Nhưng thực tế ta phải chịu thêm 5,2% thuế ở khoản này.
Tiếp tục ta công mục(7,8,9,10) hay ( 1050 +300+300+ 3000) bằng 4650 đ ( con số này cố định chỉ trừ khi họ tăng thuế môi trường thêm 1000 đ một lít). Vô lý cực kỳ khoản này (toàn thuế môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, mức trích quỹ BOG) họ chồng thêm thuế 10% vậy 4650*1.1=5115 đ.
Ta có thể tính nhanh lấy giá CIF của 1 lít xăng nhân 145% cộng thêm 5000 Đ là tính ra giá xăng cơ sở. Cộng thêm 1000 đ nữa ra giá bán lẻ xăng.
Giá một lít xăng chịu một khoản thuế và phí là:13752- 5920=7832đ hay 7832:5920= 1,32 hay nó tăng thêm 132% so với giá CIF.
Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 14710. Chênh lệch giá CIF là 14710- 5920 = 8790 đ hay 8790: 5920= 148% hay nó tăng 148% so với giá CIF.

Tại lại nói Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng Hoàng ký hớ nhỉ ?

Tại lại nói Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng Hoàng ký hớ nhỉ ? bộ trưởng Hoàng đã làm đúng theo kinh tế thị trường, làm lợi cho những người tiêu dùng Việt Nam.
Khi tham gia ký kết các hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) , thuế xuất xăng dầu nhập vào Việt Nam chỉ còn 10%.
Nhà nhập khẩu xăng dầu như Petrolimex sẽ nhập khẩu(AKFTA) là 10% rẻ hơn nhập khẩu trong nước từ Dung Quất là 20%.
Nếu đúng theo kinh tế thị trường nhà nước không thể để thuế nhập khẩu là 20% được nữa mà phải giảm xuống 10% theo (AKFTA) . Nhà nước thất thu khoản thuế nhập khẩu này. Theo suy luận theo một bài báo từ VNN bộ tài chính có thể thu thêm thuế môi trường thêm 1000 Đ/ 1 lít khả năng bù hụt thu thế nhập khẩu là 10% ( thuế môi trường đánh vào xăng dầu ở Việt Nam là 3000Đ/1 lít) ,
Nhà nước không thể vì Dung quất có một chính sách bất hợp lý nhà nước đánh thuế nhập khẩu vào chính mặt hàng xăng dầu do Việt Nam chúng ta sản xuất trong nước để bù lỗ cho Dung Quất (Quyết định 925 cho phép, lọc dầu Dung Quất được giữ lại mức giá trị bằng 7% thuế nhập khẩu trên giá bán tại nhà máy đối với các mặt hàng xăng dầu. Nếu thuế nhập khẩu được ban hành cao hơn 7% thì phần chênh lệch cao hơn này được nộp về ngân sách, nếu thấp hơn 7% thì Nhà nước, thông qua Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) để bù giá cho nhà máy này.) .
Không hiểu ông TS Doanh hiểu thế nào về kinh tế thị trường lại phát biểu như vậy 

Bảng tính giá cơ sở hiệp hội xăng dầu


                                                              
Bảng minh họa 17 tháng 2.
Theo bảng giá cơ sở Hiệp hội Xăng dầu công bố ngày gần đây nhất (2/2/2016), 
có 4 loại thuế xăng dầu Việt Nam đang bị tính, bao gồm:
- Thuế nhập khẩu được tính ở mức 20%, tương đương, 1.322 đồng/lít
- Thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, tương đương 793 đồng/lít
- Thuế bảo vệ môi trường cố định 3.000 đồng/lít
- Thuế giá trị gia tăng là 1.338 đồng/lít.
Tổng cộng các khoản thuế trên là 6.453 đồng, tương đương với 43,8% giá bán lẻ xăng dầu.
Chưa hết, 2 khoản chi phí định mức và lợi nhuận định mức cũng được tính vào giá xăng dầu là 1.350 đồng/lít, cộng thêm mức trích vào quỹ bình ổn xăng dầu là 300 đồng/lít.
Cộng gộp các khoản thuế, phí kể trên lên đến 8.103 đồng/lít, tương đương 55% giá bán lẻ xăng dầu.
Nếu loại bỏ các yếu tố thuế phí, có thể giá xăng ở Việt Nam sẽ chỉ khoảng 7.000 đồng/lít.

Sầm Sơn: Những người muốn về với biển có bị công an ‘gô cổ hết’?


“- Thế ra bọn mình lại đi thua bọn nó à?
- Thua làm sao được! Ông Chiến nói là chuyện của ông Chiến. Cứ để một thời gian nữa là sẽ đâu vào đấy ngay. Gô cổ hết, cho bọn biểu tình biết như thế nào là lễ độ!”.
Thắng lợi tạm thời
Rốt cục, phong trào biểu tình kéo dài 11 ngày của ngư dân đòi biển ở Sầm Sơn, Thanh Hóa đã kết thúc tạm thời có hậu: Bí thư tỉnh này phải “thương dân”, ngỏ lời xin lỗi và hứa hẹn “Dân cứ mưu sinh, không phải đi đâu hết”. Đến ngày 18/3/2016, Ủy ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn đã có thông báo chính thức giữ lại 3 bến thuyền cho ngư dân.
Những người không còn gì để mất… Báo chí nhà nước thêm một lần hiếm hoi “mở miệng”. Trừ những tờ báo đảng không thể cậy mồm, phái đa số trong làng báo nhà nước hầm hập đưa tin bài về chiến dịch phản kháng có đổ máu này. Sau sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012, mãi đến gần đây báo giới nhà nước mới thấp thoáng cơ hội để đồng cảm với lòng dân.

Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái


Phạm Chí Dũng

Nghịch lý gấp đôi
Với giới phân tích thường quan tâm đến những quốc gia khép kín, một điểm khá tương đồng không thể bỏ qua giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam là lượng dự trữ ngoại tệ mạnh của hai nước này đã đại nhảy vọt trong mấy năm qua.
Về phần Ngân hàng trung ương Trung Quốc, thành tích này thậm chí còn không thèm che giấu. Chưa bàn tới tính trung thực của báo cáo, tính tới nay chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” đã phóng dự trữ ngoại tệ lên gần $4,000 tỷ, theo một công bố mới nhất của cơ quan này. Như vậy, cùng với tốc độ tăng tiến gấp đôi số nợ của các chính quyền địa phương từ $1,500 tỷ lên $3,000 tỷ chỉ từ năm 2011 đến cuối năm 2013, dự trữ ngoại tệ cũng tăng gấp hai lần. Đó chính là một trong những nghịch lý lớn nhất của nền kinh tế mà một chuyên gia phương Tây đã vẽ nên ảnh “Voi cưỡi xe đạp”.

Ngân hàng thế giới không cho Việt Nam vay tiếp?



Kết quả đáng thất vọng dành cho giới lãnh đạo Việt Nam vừa hiển lộ. Ngày 23/2/2016, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim công du Việt Nam và đã được đến 3/4 trong “tứ trụ” tiếp đón trọng thể, từ Tổng bí thư Trọng, Chủ tịch nước Sang, và Thủ tướng Dũng. Tuy nhiên khác với những lần làm việc với Ngân nhàng thế giới trước đây thường gắn liền với một khoản cho vay tức thời hoặc cam kết cho vay, đã không hiện ra bất cứ một khoản cho vay mới nào từ phía Ngân hàng thế giới vào lần này.
Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới, ông Jim Young Kim. Hình Internet
Mặc dù một số tờ báo nhà nước vẫn tuyên giáo về “Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ, ưu đãi lãi suất cho Việt Nam”, thậm chí còn giật tít “Ngân hàng thế giới cam kết cho Việt Nam vay tiền”, nhưng nếu để ý sẽ nhận ra “Chủ tịch Jim Yong Kim nhấn mạnh, để góp phần giúp Việt Nam thực hiện thành công những mục tiêu phát triển tiếp theo, WB cam kết sẽ tìm những nguồn lực khác mang tính ưu đãi để Việt Nam giải quyết những vấn đề trong phát triển kinh tế-xã hội” (bài “Công bố Báo cáo “Việt Nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ: Phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam trong 20 năm tới”, báo Quân Đội Nhân Dân; chữ đậm để nhấn mạnh).
Câu hỏi đặt ra là tại sao vào lần này, Ngân hàng thế giới lại tỏ ra “keo” đến thế?
Cần trở lại vài ẩn ý trong thời gian gần đây.

Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo



12647533_1745113772374895_6250161298065360556_n (1)Dù sở hữu tài sản lớn nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn không tạo ra nhiều công ăn việc làm.
(TBKTSG) – Để có thể phát triển lành mạnh trong thời gian tới, không thể không đánh giá lại những chính sách đã tạo ra bất ổn trong nền kinh tế từ năm 2006 đến nay.
Sự bất ổn này có thể kể ra gồm lạm phát cao, nợ cao khó trả, ngân sách thiếu hụt lớn, chênh lệch giàu nghèo. Tất cả là kết quả của chủ trương xây dựng doanh nghiệp lấy quốc doanh làm chủ đạo – không hẳn là theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 và trước đó.
Và đi cùng với chủ trương này là việc cho phép lập hàng loạt công ty con, kể cả ngân hàng chứng khoán, xây dựng và buôn bán địa ốc, nửa công nửa tư ăn theo – chủ yếu là các loại doanh nghiệp dịch vụ đầu cơ, rồi tập trung vốn cho chúng.
Quốc doanh chủ đạo cái gì và đang đi về đâu?

Từ bài học kinh tế đã qua nhìn về tương lai: Tám vấn đề cần được giải quyết

Từ bài học kinh tế đã qua nhìn về tương lai: Tám vấn đề cần được giải quyết


Vũ Quang Việt (*)
TBKTSG) – Như đã phân tích ở bài trước, chính sách phát triển lấy quốc doanh làm chủ đạo đã không mang lại những kết quả như mong muốn mà còn đưa đến nhiều hệ lụy khác về mặt kinh tế. Vậy phải làm gì để hóa giải?
Đầu tư quá sức để dành đưa đến tăng nợ nước ngoài
Nhìn chung, ta thấy dân chúng Việt Nam có tỷ lệ để dành khá cao so với nhiều nước khác (thường ở mức 30% GDP hay hơn), nhưng vẫn không đủ để đáp ứng với mức đầu tư quá đà cho tập đoàn kinh tế nhà nước để GDP tăng với tốc độ cao. Có năm như năm 2007 đầu tư lên tới 40% GDP. Đầu tư như thế tạo ra thất thoát, chỉ vỗ béo cho hệ thống tham nhũng, chứ không tăng được GDP tương ứng (xem biểu đồ 1).

Nợ công Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Phủ Đổng


10372062_1013654485349418_3159196775239690342_n
Nợ công năm 2010 là 45,39 tỷ đô la sau sáu năm nợ công tăng thêm là 49,4 tỷ đô la. Vậy hiện tại nợ công của VN là ( 49,4 + 45,38 = 94,8 tỷ đô la). Tính năm thì là 6 năm nhưng thực chất tăng trưởng nợ công chỉ có 5 năm, vì nó bây giờ đầu năm 2016 vậy một năm nợ công tăng thêm là 49,4 : 5 =9,88 tỷ đô la hay 230 nghìn tỷ VN Đ.

CHÀO ĐỒNG CHÍ TẬP CẬN BÌNH…


Posted by adminbasam on 19/03/2016
19-3-2016
Tập Cận Bình viếng thăm các cơ quan truyền thông nhà nước, trong đó có CCTV. Nguồn: Ma Zhancheng/ AP
Chúng tôi là những đảng viên cộng sản trung thành. Nhân dịp “Lưỡng Hội” toàn quốc, chúng tôi viết lá thư này yêu cầu đồng chí từ chức khỏi tất cả vị trí trong đảng lẫn lãnh đạo quốc gia. Việc chúng tôi đưa ra yêu cầu này xuất phát từ lợi ích đảng, lợi ích quốc gia và lợi ích đồng bào, và trên hết là sự an toàn cá nhân đồng chí cũng như gia đình đồng chí. Đồng chí Tập Cận Bình, từ khi được bầu vào vị trí tổng bí thư tại Hội nghị trung ương 18, sự quyết tâm đánh tham nhũng bằng chiến dịch đả hổ đã dẫn đến ít nhiều tiến triển về vấn đề tham nhũng không lành mạnh trong nội bộ đảng.

Sẽ thí điểm mô hình quản lý các hoạt động “nhạy cảm”


PLO)- Cho phép thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.
945548_akve
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phê duyệt chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, để phòng chống tệ nạn mại dâm, thời gian tới một số địa phương sẽ được lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, trung tâm công tác xã hội, hoặc thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

Khoảng trống quyền lực và “tâm lý găm giữ ngoại tệ”



a3c9b5be3f0f2ecf3cca57f542d7d600-usd-16-1458098365464-crop-1458098371758-1458099533751

TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho biết tình trạng người dân có tiền USD đã không đổi cho ngân hàng mà giữ lại để chờ USD tăng giá. Mà thực trạng Việt Nam thì việc phải phá giá là cao vì tiền VND đang rất mạnh, nếu không phá giá thì doanh nghiệp sẽ chết.

Tại sao hạ lãi suất về 0 để chống đô la hóa, Việt Nam lại phải chạy đi vay 200 triệu USD từ Đài Loan?




1456820469-dua-hut-von-usd (1)

Việc chống đô la hóa của Việt Nam đã không đạt được mục tiêu khi không làm giảm tỷ lệ đô la hoá xuống, ngược lại tỷ lệ này đang tăng lên.
“Tại sao trong bối cảnh lãi suất USD huy động trong dân là 0%, một ngân hàng Việt Nam lại phải đi vay ngoại tệ từ bên ngoài”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy thắc mắc liên quan đến hiệu quả của việc chống đô la hóa của Ngân hàng Nhà nước khi hạ lãi suất huy động USD về 0%.
Quyết định hạ lãi suất gửi USD về 0% được thông báo khi chỉ còn 2 tuần nữa là kết thúc năm 2015. Mục tiêu của quyết định này, theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ.
Qua đó, chuyển từ quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua – bán bằng ngoại tệ. Tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ cũng sẽ bị triệt tiêu khi giữ USD không còn mang lại nhiều lợi ích như trước.

TỶ GIÁ VNĐ NEO CHẶT VÀO ĐÔ LA MỸ NÓ GIẾT CHẾT NỀN KINH TẾ.


TỶ GIÁ VNĐ NEO CHẶT VÀO ĐÔ LA MỸ NÓ GIẾT CHẾT NỀN KINH TẾ.


10933733_802282856486583_7025848177290642772_n
Gần 12.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong tháng 1 năm 2016. Nó là kết quả của chính sách bất hợp lý về tỷ giấ neo chặt VNĐ vào đô la Mỹ. Trong khi giá dầu thô xuống đồng đô la MỸ lên giá khoảng 20% so với đồng tiền khác thế giới thì VNĐ mất giá khoảng 5 %, tức VNĐ lên giá là 20% _5% = 15 %.

Đồng NDT của Trung quốc mất giá 5% trong năm 2015 mất giá thêm 2% trong tháng 1 năm 2016.
Năm 2015 nhập siêu từ TQ là 32,5 tỷ đô la TĂNG 12,5% số liệu từ tổng cục thống kê VN, Nhưng theo tôi lớn hơn nhiều năm 2014 theo số liệu từ TQ đã là 44 tỷ đô la vậy có thể nhập siêu của VN sẽ là 44 + 44* 12,5% = 49,5 tỷ đô la . Đấy là phần chính thức phần nhập lậu nữa chứ khoảng bằng nhập chính thức, các bạn ra chợ mà xem từ cái kim sợ chỉ hoa quả quần áo VV đều là hàng TQ.
Nhập siêu nó giết chết hết các doanh nghiệp nội địa.
Chưa kể các doanh nghiệp trong nước phải trả đến 48% lợi nhuận kiếm được cho nhà nước. Và họ phải đóng góp BHXH,BHYT,BHTN với một mức đóng rất cao đến 35,5 % tính trên thu nhập người lao động. thì DN họ lấy đâu ra tích lũy và mở rộng sản xuất.
ông Trọng với chủ trương bảo vệ chế độ bằng CA trị , bằng súng ,Nhưng không có bánh Mỳ thì súng ống và CA trị không là cái gì.
Theo PTS

Kinh tế Nhà nước gây tổn hại cho nền kinh tế và làm suy yếu hiệu lực Nhà nước

hủ Nhật, ngày 20 tháng 3 năm 2016


Đăng Bởi  - 
Nha nuoc, kinh te, tham gia, bao cao, WB


Theo báo cáo Việt Nam 2035 công bố ngày 23.2 tại Hà Nội, tình trạng Nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, góp phần trầm trọng thêm tình trạng đình trệ trong cải thiện năng xuất

Hãy trả lại tiền và xin lỗi người dân


P - Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 18/3, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cho rằng, sòng phẳng nhất là hãy trả lại tiền và xin lỗi người dân về số tiền thu sai nói trên.
Hay tra lai tien va xin loi nguoi dan - Anh 1
Nếu cho phép DN được hoàn thuế từ chênh lệch áp thuế nhập khẩu xăng dầu là sai luật. Ảnh: Như Ý.
Ông Thành cho biết, trong bối cảnh đất nước tham gia sân chơi hội nhập thì khi đã cam kết là phải thực hiện. Còn không tuân thủ cam kết quốc tế thì lỗi là quá rõ và điều này là vi phạm luật ở phương diện quốc gia.

Kinh tế Nhà nước gây tổn hại cho nền kinh tế và làm suy yếu hiệu lực Nhà nước


Đăng Bởi  - 
Nha nuoc, kinh te, tham gia, bao cao, WB


Theo báo cáo Việt Nam 2035 công bố ngày 23.2 tại Hà Nội, tình trạng Nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế, góp phần trầm trọng thêm tình trạng đình trệ trong cải thiện năng xuất