Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Mười năm qua gió thổi đồi tây...

Năm 2016 là năm đặc biệt với tôi vì nó đánh dấu 10 năm tôi trở về Việt Nam sau hơn mười mấy năm sống ở nước ngoài và cũng là năm tôi qua tuổi 40, tuổi không còn trẻ nữa. Bài viết này là quan sát rất cá nhân của tôi, (và không có tính khoa học) về Việt Nam trong 10 năm qua dưới con mắt của một người trở về, từ dân nghiên cứu chuyển sang làm kinh doanh, nhân dịp sau đại hội Đảng và kết thúc một nhiệm kỳ của chính phủ.
Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau: 1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm); 2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm; 3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà. 4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam; 5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa.

Cuộc gặp Victoria Kwakwa - Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa gì?

Ngay sau khi trở thành tân thủ tướng, vào ngày 9/4/2016 ông Nguyễn Xuân Phúc đã có một cuộc tiếp xúc đáng chú ý với bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/media/k2/items/src/2926/0fbc6330b207bca0f62d955c68f26df6.jpg
  Cuộc gặp Victoria Kwakwa - Nguyễn Xuân Phúc
Nội dung đáng quan tâm nhất trong cuộc gặp trên không phải là những câu xã giao tràng giang của Thủ tướng Phúc, mà lại từ chính WB. Victoria Kwakwa nêu ra 3 khuyến nghị của WB đối với Chính phủ Việt Nam: Ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường năng lực của Chính phủ và phòng chống tham nhũng.

LÃI DỰ THU LÀ GÌ? LÃI DỰ THU LÊN QUAN ĐẾN NỢ XẤU. LÃI DỰ THU TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.


Các khoản lãi và phí phải thu trên thực tế là lãi dự thu (dự kiến thu được trong tương lai).
Thí dụ một ngân hàng cho một khách hàng vay 100 tỉ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Khi đáo hạn, cả gốc và lãi khách hàng phải trả 110 tỉ đồng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khoản nợ trên đã không được trả đúng hạn và nó trở thành nợ quá hạn.Trong khi chưa thu hồi được nợ gốc (100 tỉ đồng), một số ngân hàng hạch toán phần lãi vào lãi dự thu (10 tỉ đồng).
Điều gì đã xảy ra trên thực tế? Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23-4-2012 về phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại, cho phép các ngân hàng cho vay mới để trả nợ cũ, nói nôm na là đảo nợ. Ngay cả khi thời hạn cho phép đảo nợ kết thúc, tại không ít ngân hàng, đảo nợ vẫn diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Trở lại với khoản vay 100 tỉ đồng, do khách hàng không có khả năng trả gốc và lãi, ngân hàng cho vay mới 110 tỉ đồng để trả gốc cộng lãi . Để đảo sang nợ mới, thay bằng cho vay 100 tỉ đồng, ngân hàng phải cho vay 110 tỉ đồng. Trên báo cáo tài chính, khoản lãi dự thu 10 tỉ đồng biến mất, trở về bằng 0, còn tăng trưởng tín dụng sẽ phải “nhảy” lên bởi giờ đây khoản nợ mới tăng thêm 10 tỉ đồng.
Chưa có bất cứ số liệu bóc tách nào cho thấy trong mức tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành 17,3% năm 2015 con số tuyệt đối cho vay để xử lý lãi dự thu là bao nhiêu.
TÍN DỤNG TĂNG TRƯỞNG CAO CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG MỘT PHẦN DO NGHIỆP VỤ ĐẢO NỢ NÓ LÀM CHO NỢ XẤU GIẢM XUỐNG , NHƯNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TĂNG THÊM.(VÌ PHẦN LÃI DỰ THU CHUYỂN SANG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG).