Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

VIỆT NAM TRỞ THÀNH CON NGHIỆN ODA

NỢ CÔNG VIỆT NAM


Theo TS Vũ quang Việt nợ công (nợ của toàn bộ nền kinh tế, kể cả nợ công và tư, vào cuối năm 2014 bằng 303 tỉ đô la Mỹ, lên đến trên 164% GDP. Ở Việt Nam, tăng GDP chỉ khoảng 6-7% nhưng nợ tới 164% GDP mà lãi suất ở mức 6-7% cũng không đủ trả nợ) .https://badamxoevietnam2.wordpress.com/…/tu-bai-hoc-kinh-t…/
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, kết thúc năm 2015, nợ công cuối năm 2015 ở mức 62,2% GDP, đang tiến sát trần Quốc hội cho phép là 65% GDP, nợ Chính phủ là 50,3% GDP, nợ nước ngoài là 43,1% GDP.
http://vietnamnet.vn/…/ngan-sach-khong-du-tieu-dau-nam-chin…
Theo VOV. Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 – 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỷ USD, cơ cấu sử dụng trong nước được phân chia 1/3 cho ngân sách trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương; và 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của nhà nước.
Dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.http://vov.vn/kinh-te/co-the-cat-von-oda-cho-viet-nam-tu-nam-2017-492311.vov