Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Không còn dư địa ngân sách!

(TBKTSG) - Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ. Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên.
Điều này cũng có nghĩa là để đầu tư phát triển buộc phải đi vay, và kết quả tất yếu là thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần.

ỨNG CỬ VIÊN TỰ DO QUỐC HỘI KHÓA 14


Chỉ trong tuần tới ứng cử viên QH nhà văn nhà báo Phạm Thành ra hội nghị hiệp thông vòng 3, Phạm Thành sẽ tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú xem tâm tư nguyện vọng của người dân ra sao.
Phạm Thành là mẫu trí thức dám nói dám làm không phải là loại trí thức chỉ có biết lý thuyết suông.
Nhóm BĐX chúc Phạm Thành chân cứng đã mềm vượt qua thử thách vòng 3.
Chắc chắn tôi và các bạn sẽ đến tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri của Phạm Thành để ủng hộ ông ứng cử.
Theo con số mới đây, trên khắp cả nước có 162 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Nhiều người nói với tôi, họ quan tâm đến đợt ứng cử QH lần này vì có những nhân vật trí thức ra ứng cử tự do như: Ông Nguyễn Quang A, Phạm Thành, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tương Thụy . Nguyễn Kim, Vượng râu, ca sĩ Mai Khôi và những người khác nữa. Ứng cử QH khóa 14 phần nào cho thấy cái không khí nóng, chứ không phải tẻ nhạt như những lần trước.
Việc ứng của các nhà Ứng Cử Tự Do nổi tiếng này được lịch sử ghi nhận, họ đã can đảm hy sinh kiên trì đấu tranh cho Nhân Quyền, Dân Chủ, Công Lý và Chống Giặc Ngoại Xâm.
Người dân Việt Nam sẽ mãi mãi nhớ ơn ghi công các nhà Ứng Cử viên ĐBQHTự Do.

Vinh quang thay các ứng cử viên ĐBQH tự do.#‎baucu‬

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN XUỐNG HỐ CẢ LŨ.



Cái chết của cường quốc đóng tầu Việt nam Vinashin là cái chết của 4 tỷ đô la.
Cái chết của cường quốc vận tải Việt Nam Vinaline là cái chết trị giá xấp xỉ 4 tỷ đô la.
Các cái chết trên vẫn còn dai dẳng đến bây giờ như ụ nổi đồng nát khi mua nước ngoài về trị giá 432 tỷ đồng nay được một đại gia đồng nát Bắc NInh định giá khoảng 1 tỷ đồng, hay tầu vỏ sát chưa ra khơi đã hỏng bán cho bà con ngư dân nay bị bà con trả lại.
Cái chết của hệ thống Ngân Hàng là gi? đó là cái chết trong 4 năm tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại lên 3.000 tỉ đồng nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng vốn chủ sở hữu ảo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng một thời gian ngắn. Hình thành nên nợ xấu, nợ xấu trong năm 2012 nợ xấu là 17% khoảng 500 nghìn tỷ đồng xấp xỉ 25 tỷ đô la, dẫn đến tình trạng phá sản rất nhiều ngân hàng, trong năm 2015 có 3 ngân hàng thương mại phá sản được được ngân hàng nhà nước mua với giá bằng không đồng chưa kể các ngân hàng mất vốn được sát nhập với nhau.
Cái chết của tập đoàn kinh tế Việt Nam Là gì? là vốn của họ tăng trưởng nhanh hơn phủ đổng. Họ đều đầu tư tài chính mạng nhên lòng vòng trong chính tập đoàn của họ, bố mua của con con mua của bố , bố cho con vay con cho bố vay sau mỗi lần mua và bán vay mượn có thể tài sản ảo lên nhiều lần (hay vốn ảo tăng lên nhiều lần.
Các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam, các tập đoàn kinh tế Việt Nam do sở hữu ảo chéo lẫn nhau hình thành lên nợ xấu từ đó làm suy yếu hệ thống ngân hàng và các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Ví dụ như Hoàng Anh Gia Lai vốn có 8 nghìn tỷ đồng riêng tài sản đi vay đã là 32 nghìn tỷ đồng. Khi Hoang Anh Gia Lai chết kéo theo một lô xích xông các ngân hàng cho vay chết theo như OCB, BIDV, HDBank, VPBank và CTCK EuroCapital. Giá trị tài sản đảm bảo cho các trái phiếu mà nhóm công ty HAGL đã phát hành cho OCB, BIDV, HDBank, VPBank và CTCK EuroCapital đều đã rơi xuống dưới giá trị cần đảm bao…2 anh bạn ôm bom nợ xấu chết chung.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHAI THÁC DẦU THÔ VÀ THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM.



1)Việt nam đang có 2 nhà máy lọc dầu đang hoạt động.


Nhà máy lọc dầu Dung Quất có vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/ một năm, và đang mở rộng năm 2015 lên 10 triệu tấn dầu thô/ một năm.


Một nhà máy có quy mô nhỏ có tên Cát Lái ở TPHCM đang hoặt động.











2)Việt nam đang có 6 nhà máy lọc dầu đang xây dựng.

Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) với vốn đầu tư 9 tỉ đô la Mỹ, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) vốn đầu tư 3,2 tỉ đô la Mỹ, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án Nam Vân Phong (Khánh Hòa) vốn đầu tư 8 tỉ đô la Mỹ, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án Nhơn Hội (Victory, Bình Định) vốn đầu tư 22 tỉ đô la Mỹ, công suất 20 triệu tấn dầu thô/năm;


Dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỉ đô la Mỹ, công suất 2,7 triệu tấn dầu thô/năm; Dự án tại Cần Thơ có vốn đầu tư 538 triệu đô la Mỹ, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm.


Tổng số vốn của các dự án là: 5 +9 +3,2 +8 +22+ 4,5+0,538 = 52 tỷ đô la


Tổng số công suất tấn dầu
thô cần để sản xuất 10 + 10 +8 +10 + 20 +2,7 +2 = 62,7 triệu tấn dầu thô ( có con số trên các báo vào khoảng 65 triệu tấn dầu thô)


Việt Nam khai thác một năm khoảng 15 triệu tấn dầu thô. Vây nếu các nhà máy này hoạt động hết công suất chúng ta nhập khẩu khoảng 50 triệu tấn dầu thô.


Giữa năm 2015, báo cáo gửi Chính phủ của PVN cho thấy, trong giai đoạn từ 2010 - 2014, nếu không có những ưu đãi lớn của nhà nước ưu đãi thuế nhập khẩu, dự án này phải lỗ đến 27.600 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ USD). Trung bình, mỗi năm lỗ ít nhất 3.100 tỉ đồng.


Dung Quất đã được hưởng ưu đãi thì các dự án sau đó cũng muốn được những quyền lợi tương tự.


Một nhà máy Dung Quất có công suất là 6,5 triệu tấn tấn lỗ một năm 3.100 tỷ đồng , vậy nếu 8 nhà máy hoạt động có công suất 65 triệu tấn dầu thô một năm ta lỗ là là 3.100 .10 = 31.000 tỷ đồng khoảng 1,4 tỷ đô la.











3)Vấn đề đặt ra nhà nước tài trợ cho các nhà máy lọc dầu chính là thuế nhập khẩu của người mua xăng dầu .


Biểu thuế nhập MFN là 20% nhà máy lọc dầu được dữ lại 7% còn nộp thế là 13%.(Quyết định 925 cho phép, lọc dầu Dung Quất được giữ lại mức giá trị bằng 7% thuế nhập khẩu trên giá bán tại nhà máy đối với các mặt hàng xăng dầu. Nếu thuế nhập khẩu được ban hành cao hơn 7% thì phần chênh lệch cao hơn này được nộp về ngân sách, nếu thấp hơn 7% thì Nhà nước, thông qua Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) để bù giá cho nhà máy này.)


Thuế nhập khẩu dùng tính giá cơ sở xăng dầu là mức thuế bình quân của các loại thuế nhập khẩu .Thuế tính giá cơ sở xăng dầu sẽ giảm còn 18,08% . Vậy nhà mây lọc đầu theo lý thuyết vẫn được dữ lại 7% họ chỉ nộp có 11,08%.
Nếu thuế nhập khẩu theo cam kết Hiệp định thương mại (FTA) khu vực ASEAN và Việt Nam là 10 % , các công ty dữ lại 7% nộp cho nhà nước là 3%.
Vậy nếu tính thuế nhập khẩu theo FTA là 10 % thì người dân được lợi giá xăng giảm, nhà nước thất thu thuế do thế nhập khẩu giảm đến 10% cho nên nhà nước họ tính thuế bình quân là 18,8% giảm 1,2%.
Vậy thuế nhập khẩu thu được chênh lệch ở đầu bán lẻ xăng dầu là 11,8% được bù lỗ lại cho đầu vào sản xuất xăng dâu một năm là 1,4 tỷ đô la.
Một năm Việt Nam sản suất ra khoảng 15  triệu tấn dầu thô và nhập khẩu khoảng 50 triệu tấn dầu thô. Vậy người tiêu dùng Việt nam còng lưng đóng thuế bù cho 50 triệu tấn dầu thô cho thế giới và 15 triệu tấn dầu thô do Việt Nam sản xuất ra.

NGUỒN INTENET



Cạnh tranh

Có 1 thằng Tây đi lang thang đến 1 ngã 4 đường. Anh ta dòm quanh thấy trông vắng quá bèn cắm dùi mở 1 cây xăng. Xe cộ qua lại ghé vào đổ xăng ủng hộ. 1 anh Tây khác ghé đổ xăng thấy chỗ này cũng được nên Anh ta qua bên kia đường mở một cái Garage sửa xe để phục vụ những người ghé vào đổ xăng. Thế rồi 1 anh Tàu đi ngang thấy vậy bèn qua bên kia đường mở 1 cái nhà hàng phục vụ ăn uống. Một anh khác đi ngang qua...thấy ngã 4 đường có quán ăn, cây xăng, gara có vẻ sầm uất, thế là anh ta qua góc còn lại mở 1 cái Hotel. Chẳng mấy chốc, ngã tư đường sầm uất hẳn lên...rồi mọi người đến mở thêm tiệm hoa, tiệm thuốc, tiệm cắt tóc v.v....Khu vực trở thành 1 trung tâm thương mại đông đúc. Bà con sống hạnh phúc với nhau.

Định Hướng Kinh Tế của VN

Kinh tế Việt Nam bị “định hướng” thế nào và theo tốc độ nào?
kinh te giat lui
Trích từ tác giả: Phan C. Thành – 7 Sep 2014
Có thể nói, nền kinh tế VN được “định hướng xuống hố” rõ ràng từ sau 1990, tại Thành Đô. Như vậy, qúa trình xuống hố của VN đã được một phần tư thế kỷ. Thành tựu đạt được là chúng ta đã kịp đi giật lùi so với thế giới khoảng… 50-100 năm, tùy việc ta so sánh mình với nước nào! (Nhân tiện, có lẽ VN nên đề nghị Ủy ban Olympic Quốc tế đưa vào thêm môn thi “đi giật lùi” để người Việt chắc chắn chiếm trọn bộ huy chương?!)
Thế nào là “đi giật lùi” trong kinh tế? Là, ví dụ, 25 năm trước thu nhập tính theo đầu người PPP của Việt Nam xấp xỉ của Hàn quốc, thì nay chỉ bằng khoảng chưa được 5% (khoảng 2,000 USD/người/năm của VN so với trên 20,000 USD của Hàn) mà để đạt mức hôm nay của Hàn quốc thì VN (với tốc độ này) cần… ít nhất 50 năm nữa… Nhưng khi đó, 50 năm nữa, PPP của Hàn quốc sẽ lại đi trước ta bao nhiêu năm nữa rồi? Hu hu… giống như con rùa đuổi con thỏ mà cách vượt qua thỏ duy nhất của họ nhà rùa là lừa bịp thỏ – như sách giáo khoa vẫn đang dạy bọn trẻ ư?