Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

LÃI DỰ THU LÀ GÌ? LÃI DỰ THU LÊN QUAN ĐẾN NỢ XẤU. LÃI DỰ THU TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG.


Các khoản lãi và phí phải thu trên thực tế là lãi dự thu (dự kiến thu được trong tương lai).
Thí dụ một ngân hàng cho một khách hàng vay 100 tỉ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Khi đáo hạn, cả gốc và lãi khách hàng phải trả 110 tỉ đồng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khoản nợ trên đã không được trả đúng hạn và nó trở thành nợ quá hạn.Trong khi chưa thu hồi được nợ gốc (100 tỉ đồng), một số ngân hàng hạch toán phần lãi vào lãi dự thu (10 tỉ đồng).
Điều gì đã xảy ra trên thực tế? Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23-4-2012 về phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại, cho phép các ngân hàng cho vay mới để trả nợ cũ, nói nôm na là đảo nợ. Ngay cả khi thời hạn cho phép đảo nợ kết thúc, tại không ít ngân hàng, đảo nợ vẫn diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Trở lại với khoản vay 100 tỉ đồng, do khách hàng không có khả năng trả gốc và lãi, ngân hàng cho vay mới 110 tỉ đồng để trả gốc cộng lãi . Để đảo sang nợ mới, thay bằng cho vay 100 tỉ đồng, ngân hàng phải cho vay 110 tỉ đồng. Trên báo cáo tài chính, khoản lãi dự thu 10 tỉ đồng biến mất, trở về bằng 0, còn tăng trưởng tín dụng sẽ phải “nhảy” lên bởi giờ đây khoản nợ mới tăng thêm 10 tỉ đồng.
Chưa có bất cứ số liệu bóc tách nào cho thấy trong mức tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành 17,3% năm 2015 con số tuyệt đối cho vay để xử lý lãi dự thu là bao nhiêu.
TÍN DỤNG TĂNG TRƯỞNG CAO CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG MỘT PHẦN DO NGHIỆP VỤ ĐẢO NỢ NÓ LÀM CHO NỢ XẤU GIẢM XUỐNG , NHƯNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TĂNG THÊM.(VÌ PHẦN LÃI DỰ THU CHUYỂN SANG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG).


TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, chỉ ra một thực tại nguy hiểm rằng nhiều ngân hàng đang phải huy động tiền gửi mới để lấy tiền trả lãi cho khoản tiền gửi cũ, còn lãi cho vay là tiền thật thì mới chỉ ghi nhận dự thu chứ chưa thu được trên thực tế.
Theo đó, “các ngân hàng vẫn đang phải “nuôi” nợ xấu. Báo cáo cáo tài chính của ngân hàng mặc dù ghi nhận khoản lãi trên số tiền cho vay nhưng thực tế chưa nhận được “tiền tươi thóc thật”. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn đang phải chịu áp lực trang trải lãi tiền gửi cho người dân. Thế nên, trong con số thu nhập lãi thuần 2,74% (NIM, chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào) mà các ngân hàng công bố có một phần “ảo” trong đó”.
Thậm chí, theo ông Thành: “Một số ngân hàng hiện nay đang phải liên tục huy động tiền gửi mới để trả lãi tiền gửi cũ vì lãi dự thu chưa thu được, ngân hàng chưa có tiền. Như vậy, lợi nhuận của ngân hàng chính là được ghi nhận từ nghiệp vụ mang tính kỹ thuật này”.
NỢ XẤU ĐANG ẨN VẢO KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG LÃI DỰ THU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG.
Trao đổi với phóng viên lãnh đạo ngân hàng thừa nhận, Các khoản lãi, phí phải thu; Các khoản phải thu là một nơi giấu nợ rất kín đáo nợ xấu của ngân hàng.
Để tránh nợ xấu vào nhóm 3 đến nhóm 5 nợ xấu phải ẩn vào các khoản phải thu và lãi dự thu.
Vì vậy nhìn vào nợ xấu của hệ thống ngân hàng xuống 3 % chưa thực chất phải nhìn thêm mà còn phải xem xét thấu đáo các khoản phải thu, đặc biệt là lãi và phí phải thu.(Lãi dự thu)
http://viettimes.vn/kinh-doanh/tai-chinh/khoanh-vung-cac-ngan-hang-dang-phai-nuoi-no-xau-bao-lai-ao-44475.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét