Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Quả bom nợ xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam

Quy định bắt buộc tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại lên 3.000 tỉ đồng trong vòng bốn năm là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng vốn chủ sở hữu ảo và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng một thời gian ngắn.
Nhìn vào các tập đoàn bố con FLC group hay Hoàng Anh Gia Lai vốn của họ tăng trưởng nhanh hơn phủ đổng. Họ đều đầu tư tài chính mạng nhên lòng vòng trong chính tập đoàn của họ, bố mua của con con mua của bố , bố cho con vay con cho bố vay sau mỗi lần mua và bán vay mượn có thể tài sản ảo lên nhiều lần (hay vốn ảo tăng lên nhiều lần).
Các công ty Việt Nam phải sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều, sau một thời gian phát triển, thường trở thành mô hình công ty ông - bà - cháu hay tập đoàn vì hai lý do. Thứ nhất, các công ty con sinh ra để chạy dòng tiền, để dễ hoán đổi các khoản nợ và tài sản. Thứ hai, vấn đề đáng lo, là thường tài sản của các công ty đã được thế chấp tại ngân hàng để vay tiền lần thứ nhất, sau đó công ty được cổ phần hoá, cổ phiếu của công ty lại được mang đi thế chấp để vay tiền tiếp”, theo một chuyên gia ngân hàng.
Điều này có ý nghĩa thế nào với nền kinh tế Việt Nam ? Câu trả lời là vốn của các ngân hàng thương mại và các tập đoàn công được thổi phồng lên quá mức .
Các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam, các tập đoàn Việt Nam do sở hữu ảo chéo hình thành lên nợ xấu từ đó làm suy yếu hệ thống ngân hàng và các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.




Nợ xấu năm 2012 chiếm khoảng 17% trong hệ thống ngân hàng, sau một thời gian khởi động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2015 nợ xấu chiếm khoảng 3% toàn hệ thống.
Lãi suất cho vay ở hiện nay vẫn rất cao, trên dưới 10% nó do ảnh hưởng của nợ xấu. Mức lãi suất này gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, vì doanh nghiệp hiện nay làm gì ra để trả được lãi suất đó.
Đại Biểu Quốc Hội Phạm Huy Hùng đặt câu hỏi. Nợ xấu VAMC là mua ngang sổ, bán đổ ra giỏi lắm được 50% phúc bảy mươi đời rồi, còn giỏi lắm 20 - 30%. Thế thì lỗ đó ai chịu?",
Theo ông Hùng, mỗi năm các ngân hàng thương mại phải trích 20% dự phòng rủi ro "thì chết rồi". "Trích mà hiệu quả thấp thì rõ ràng phải đẩy lãi suất lên để mà có nguồn mà trích. Như thế là doanh nghiệp tốt phải bị trích ra mà trả cho doanh nghiệp xấu, doanh nghiệp lừa đảo. Nó cử luẩn quẩn loanh quanh thế”, ông Hùng cảnh báo.
Ông Hùng cho rằng, nhiều vấn đề khác cũng cần phải được giải quyết thấu đáo “đến tận cùng” như việc mua ngân hàng với giá 0 đồng. “Thưa các đồng chí thế giới không có khái niệm mua với giá 0 đồng. Thế nào là mua giá 0 đồng. Mua bán phải sòng phẳng, phải có kiểm toán, có đánh giá tài khoản đó, khoản nợ đó giá trị thực là bao nhiêu, lên xuống bao nhiêu xoay quanh giá trị thực đó”, ông Hùng nói.
“Thực tế mua 0 đồng là gì? Chúng ta ôm hết, ôm xong rồi để đó. Để mấy năm nay rồi. Rồi vấn đề sáp nhập ngân hàng yếu kém, tồn tại xử lý thế nào, đến đâu, không ai phát biểu cả. Nợ xấu, đánh giá thực nợ xấu của các ngân hàng thương mại là như thế nào? Con số không được làm rõ, ẩn cả vào tái cơ cấu. Thậm chí sửa chữa sổ sách hồ sơ để mà tái cơ cấu. Thế thì chết rồi”, ông Hùng nhấn mạnh.
Nền kinh tế Việt Nam Chết dần chết mòn do không giải quyết được vấn đề nợ xấu. dư nợ không được thanh toán, các ngân hàng thương mại thường đẩy chúng ra khỏi bảng cân đối kế toán. Các khoản cho vay không hoạt động này sẽ được chuyển nhượng cho VAMC. Điều tệ hại hơn là VAMC là một trong những quả bom hẹn giờ lớn nhất trong hệ thống ngân hàngthương mại vì chúng được sử dụng để dấu các khoản nợ xấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét