Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

NỢ XẤU NGÂN HÀNG CHẠY ĐI ĐÂU?



dongabank_KHBY18_27_05_000000Trả lời báo Đất Việt các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, cách xử lý nợ xấu của VAMC không những không xử lý được nợ xấu mà còn làm nợ xấu trầm trọng thêm.
TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích, VAMC đã được xây dựng với mục đích xử lý tạm thời đống nợ khổng lồ là đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng và đem vào bảng cân đối kế toán của VAMC, tức là tìm một bãi đậu cho một số nợ xấu chứ không phải là để giải quyết vấn đề nợ xấu một cách triệt để. Vì thế sau hơn một năm đi vào hoạt động VAMC đang ôm một đống nợ khổng lồ mà không biết giải quyết thế nào.
Nỗ lực xử lý nợ xấu chỉ bằng tờ giấy đảm bảo của VAMC thời gian qua là không mang lại hiệu quả. VAMC không xử lý bằng tiền thật, mà dưới hình thức giấy ghi nợ, nên tất cả mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ, nợ vẫn nằm đó. Nếu không có VAMC các ngân hàng còn phải tích cực xử lý nợ xấu hơn nữa, rõ ràng bài toán của VAMC có vẻ đang có tác dụng ngược, thậm chí còn làm trầm trọng hơn tình trạng nợ xấu.
Theo ông Hiếu, đề xuất dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của NHNN vừa qua chính là bằng chứng chứng minh sự thất bại của VAMC.


Trong khi đó, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn – Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cũng cho biết, mô hình này không giúp xử lý được căn cơ vấn đề nợ xấu vì nó chỉ giống như cái kho cất giữ tạm nợ xấu qua đó giúp ngân hàng làm đẹp sổ sách còn thực ra khoản nợ xấu không hề biến mất. Mô hình VAMC hiện tại có quá nhiều bất cập, nó không tạo động cơ để có thể xử lý nhanh và có hiệu quả nợ xấu.
Một trong số bất cập chủ yếu là bản thân VAMC không có nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu. Vốn điều lệ của VAMC chỉ là 500 tỷ đồng, là vốn pháp định nhằm đảm bảo vị trí pháp lý của VAMC, không phải là nguồn lực dùng để mua lại nợ xấu của hệ thống ngân hàng bởi vì nợ xấu được ước tính lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Vốn điều lệ của VAMC thậm chí còn thấp hơn vốn tự có của một số công ty quản lý tài sản (AMC) trực thuộc các ngân hàng thương mại.
Tất nhiên bản thân AMC không nhất thiết phải có vốn tự có lớn, thay vào đó công ty này có thể huy động nguồn lực từ bên ngoài chẳng hạn như phát hành trái phiếu, sau đó dùng nguồn lực này để mua lại nợ xấu của ngân hàng, từ đó tìm cách bán lại cho nhà đầu tư thứ cấp.
Ngân hàng ảo tưởng, VAMC ‘nuôi nợ’: Nợ xấu chạy vòng quanh.
VAMC cũng có chức năng phát hành trái phiếu nhưng thật lạ là trái phiếu mà VAMC đang phát hành chẳng giống ai. VAMC phát hành trái phiếu để hoán đổi nợ xấu cho ngân hàng dựa theo mệnh giá nợ (nợ gốc trừ phần đã trích lập dự phòng – PV) nhưng lại không trả lãi và cũng không có giá trị đáo hạn.
Chính điều này đã không tạo động cơ để VAMC có thể xử lý nợ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thay vào đó mô thức mà VAMC đang sử dụng có thiên hướng “nuôi nợ”. “Nuôi nợ” cũng đang là cách mà nhiều NHTM đang áp dụng. Và nếu như vậy thì có VAMC cũng không khác gì không có VAMC.
Trong trường hợp này rõ ràng các ngân hàng cũng không cần phải nhờ đến vai trò “bảo mẫu” của VAMC. Hơn nữa, sau 5 năm nếu VAMC không xử lý được khoản nợ thì cũng không sao vì cuối cùng nó sẽ được chuyển trả về cho ngân hàng như ban đầu.http://baodatviet.vn/…/xu-123000-ty-dong-no-xau-no-xau-cha…/
Khi nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không được thanh toán (năm 2012 nợ xấu ở hệ thống ngân hàng là 17% khoảng 500 nghìn tỷ VNĐ) , Các ngân hàng thương mại VN thường đẩy chúng ra khỏi bảng cân đối kế toán làm sạch sẽ bảng cân đối kế toán . Các khoản cho vay không hoạt động này sẽ được chuyển nhượng cho công ty VAMC quản lý, nhìn trên bảng tổng kết tài sản năm 2015 nợi xấu trong hệ thống  ngân hàng thương mại là 3%.
Vốn các ngân hàng thương mại Việt Nam được thổi phồng lên quá mức (do dấu nợ Xấu vào VAMC) , nên NH thương mại họ lại đi vay tiếp .
Điều tệ hại hơn là VAMC là một trong những quả bom hẹn giờ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vì chúng được sử dụng để dấu các khoản nợ xấu.
Việt Nam đã cứu các ngân hàng của mình bằng cách thành lập công ty quản lý nợ xấu VAMC, sát nhập các ngân hàng thương mại, mua các ngân hàng thương mại với giá bằng không sau đó bơm thêm vốn cho các ngân hàng thương mại hoạt động. Điều đó dẫn đến phá giá VNĐ trong tương lai, năm 2015 VNĐ bị phá giá 5%. Năm 2016 theo CTCP chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, thị trường ngoại hối sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới với việc VND có khả năng giảm khoảng 5% – 8% so với USD. http://bizlive.vn/…/dong-vnd-co-the-mat-toi-8-trong-nam-nay…
Theo PTS.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét